Cổ phiếu chứng khoán tăng trần hàng loạt
Cổ phiếu chứng khoán không phải là nhóm phản ứng tốt khi có kết quả kinh doanh. Trong tháng 10 hầu hết các mã ngành chứng khoán chỉ đi ngang,ảnvừalậpkỷlụctiềnđổvàomuacổphiếuchứngkhoánhan dinh oman một số còn giảm khi ra báo cáo lợi nhuận quý 3. Lý do đơn giản là dù lợi nhuận tốt, nhưng giá đã tăng phản ánh trước.
Đột nhiên vài phiên gần đây, thị trường lại thấy cổ phiếu nhóm chứng khoán nóng trở lại. Thanh khoản gia tăng dần ở mức cao tạo sức hấp dẫn mới. Chẳng hạn tuần trước, trung bình tổng giá trị giao dịch hai sàn niêm yết xấp xỉ 30 ngàn tỷ đồng/ngày là mức trung bình cao nhất kể từ tuần giữa tháng 8/2021. Vậy mà trong 3 phiên đầu tuần này, hôm thấp nhất giao dịch cũng trên 33 ngàn tỷ đồng. Phiên lịch sử hôm qua, tổng giao dịch hai sàn lên tới trên 48,5 ngàn tỷ đồng.
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Kế hoạch kinh doanh của các công ty chứng khoán đều dựa trên yếu tố tăng trưởng chung và thanh khoản dự phóng. Chính vì vậy thanh khoản thị trường đạt mức cao đem lại cơ hội kinh doanh tốt cho các công ty chứng khoán. Thực tế, hàng loạt công ty đã tăng vốn và mức sử dụng margin đang liên tục đạt đỉnh cao mới. Thị trường có thể cho rằng, điều này đảm bảo lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ tốt trong tương lai.
Thực ra, đây cũng chỉ là lối suy luận thông thường và tính chất đầu cơ có ảnh hưởng nhiều hơn là yếu tố cơ bản. Phiên hôm nay loạt cổ phiếu chứng khoán tăng kịch trần không phải là những mã kinh doanh tốt nhất hay thị phần lớn nhất. Đó là VND, CTS, APS, BSI, VIX. Tuy vậy về tổng thể nhóm cổ phiếu chứng khoán nói chung đều tăng mạnh. Các mã có thanh khoản lớn tăng chừng mực hơn, nhưng đều cao: SSI tăng 3,12%, VCI tăng 5,12%, HCM tăng 5,28%, MBS tăng 5,93%...
Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hôm qua bị bán tháo mạnh, hôm nay cũng quay đầu phục hồi. Chỉ số smallcap tăng 1,18% sau khi vừa giảm 3,66% hôm qua. Dĩ nhiên mức phục hồi còn xa mới bù đắp lại được hậu quả của phiên bán tháo, nhưng điều đó cũng cho thấy sự hưng phấn của dòng vốn đầu cơ không hề sợ hãi trước đợt xả bất ngờ.
VN-Index tăng chậm, thanh khoản cao duy trì bao lâu?
Hôm qua VN-Index để mất gần 8,2 điểm, hôm nay chỉ số lấy lại hơn 4 điểm. Khả năng phục hồi chậm chạp của chỉ số là do không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt nào xuất hiện. Các mã chứng khoán phiên này có vai trò khá mờ nhạt vì vốn hóa vẫn hạn chế.
Nhóm ngân hàng hôm nay nâng đỡ chỉ số cực tốt thì mức giảm mới dừng lại hơn 8 điểm. Hôm nay đa số cổ phiếu ngân hàng lại suy yếu. BID tăng 2,2%, SHB tăng 6,5% là các giao dịch cá biệt, phần lớn cổ phiếu ngân hàng quan trọng nhất vẫn giảm: VCB giảm 0,3%, TCB giảm 0,7%, MBB giảm 0,9%, VPB, ACB giảm 1%, CTG giảm 1,2%, STB giảm 1,6%...
Các trụ còn lại cũng rất kém: VIC giảm 0,31%, VHM giảm 0,24%, GAS giảm 2,42%, SAB giảm 0,46%...
Nhìn chung các blue-chips trở lại trạng thái yếu như cũ đảm bảo mức tăng chậm, dù VN-Index đã vượt đỉnh lịch sử thành công. Chỉ số VN30-Index vẫn chưa thể có đỉnh lịch sử mới là một bằng chứng rõ nhất.
Mức thanh khoản khổng lồ hiện tại cũng đang đặt câu hỏi về khả năng duy trì cường độ giao dịch cao trong bao lâu. Rất khó để biết lượng vốn margin đang ở mức nào, nhưng thường sau phiên giao dịch quy mô đột biến, thị trường sẽ chững lại để kiểm tra dòng tiền. Rất nhiều nhà đầu tư muốn mua đã mua ngày hôm qua. Bằng chứng là trước khi xuất hiện bán tháo, chỉ số smallcap còn tăng vọt 1,14% trước khi cắm đầu rơi.
Nếu hôm qua là một phiên xả hàng đủ lớn để “đánh úp” thì lượng tiền giao dịch sẽ cạn dần đi, thanh khoản sẽ đi xuống. Nhà đầu tư muốn rút tiền ra đã bán hôm qua, sẽ chờ đợi cơ hội giá thấp hơn. Vì vậy thanh khoản giảm và giá quay lại xu hướng suy yếu sẽ là tín hiệu không tốt.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
26.486 tỷ đồng (-36%) | 890,4 triệu (-39%) | 3.744 tỷ đồng (-28%) | 135,7 triệu (-37%) |