Nhiều yếu tố hỗ trợ
Ông Nguyễn Hải Thành – chuyên viên tư vấn FPTS cho biết,àđầutưnêntậndụngchốtlờinhómcổphiếungânhàngvàdầukhíbxh nauy thời gian qua, nhiều chính sách được ban hành đã tác động mạnh đến thị trường. Cụ thể, ngày 8/8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với nhiều định hướng cho các thành viên. Trong đó, nhiều mục tiêu lớn được giao cho nhóm các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước. Đến 2020, hoàn tất tăng vốn nhóm quốc doanh để đạt chuẩn Basel II.
Trước đó, ngày 2/8, NHNN đã ban hành Chỉ thị 04 về các nhiệm vụ trọng tâm ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm. Tại Chỉ thị này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, linh hoạt điều hành tỷ giá.
Trong chỉ đạo nửa cuối năm, Thống đốc yêu cầu các Vụ tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước tiên là ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. NHNN sẽ không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, như một số NHTM tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các TCTD yếu kém).
Sau các động thái trên, số liệu giao dịch trên thị trường được ghi nhận, tính đến ngày 9/8, lãi suất giao dịch trên thị trường 2 giữa các ngân hàng tiếp tục chuỗi ngày tăng. Lãi suất qua đêm duy trì xu hướng tăng suốt 1 tuần sau khi giảm mạnh từ mức đỉnh 4,73% thiết lập ngày 25/7. Các kỳ hạn ngắn 1-2 tuần cũng ghi nhận diễn biến tương tự. Tỷ giá nhìn chung biến động nhưng trong phạm vi hẹp từ 23.200 đồng – 23.330 đồng.
Từ đó, ông Thành nhận định: Trong bộ ba bất khả thi hiện tại Chính Phủ đang ưu tiên 2 “mặt trận” là: lạm phát và tỷ giá. Với các chỉ đạo trong nửa cuối năm của NHNN thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP vì tăng trưởng kinh tế của nước ta phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Đây là chính sách điều hành hợp lý của Chính Phủ khi chấp nhận đánh đổi tăng trưởng để tập trung ổn định vĩ mô đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại khó lường như hiện nay.
Về tỷ giá USD/VND, tính đến thời điểm hiện tại đã tăng 2,53% tính từ đầu năm. Lạm phát của Mỹ có thể đạt 3% trong năm 2018 và với lộ trình tăng lãi suất của FED thì lãi suất cuối năm nhiều khả năng ở mức 2,5%.
Mặc dù Chính Phủ đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát lạm phát và lãi suất nhưng áp lực vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân cuối năm tăng. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn khoảng 3-4 tuần nhập khẩu và xuất siêu 7T/2018 đạt 3,06 tỷ USD sẽ là cơ sở để NHNN can thiệp vào tỷ giá lúc cần thiết.
Vì vậy, ông Thành cho rằng tỷ giá USD/VND chỉ tăng tối đa từ 3-4% trong năm nay.
Bên cạnh đó, với chiến lược phát triển ngành ngân hàng VN đến năm 2025 vừa được Thủ Tướng phê duyệt thì tâm điểm của thị trường chứng khoán trong thời gian tới có lẽ vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung và nhóm ngân hàng quốc doanh (VCB, CTG, BID) với câu chuyện tăng vốn nói riêng. Tuy nhiên, việc room tín dụng bị hạn chế, ngành ngân hàng mang tính chu kỳ và phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô vẫn là các rủi ro mà nhà đầu tư cần chú ý.
Nên tận dụng chốt lời
Ông Võ Hoàng Quân – Công ty Cổ phần chứng khoán FPTS cho biết: Chỉ số Vn - Index vẫn dao động trong xu hướng tăng ngắn hạn trên nền thanh khoản tốt (khoảng 170 triệu đơn vị/phiên). MACD vượt mức 0, cho thấy dòng tiền đã quay lại thị trường và tâm lý nhà đầu tư được cải thiện hơn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, blue đã luân phiên hỗ trợ thị trường tốt do đó thị trường sẽ tiếp tục hồi phục về mức kháng cự 990-1000 và kênh giá dưới (960-965) sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho chỉ số trong ngắn hạn.
Theo ông Quân, hiện tại, trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí đang thay phiên nhau giữ vai trò dẫn dắt dòng tiền khi nhóm kia tỏ ra đuối sức; Khối ngoại đã bắt đầu mua ròng trở lại; Mặt bằng định giá chung của Vn-Index và các cổ phiếu sau đợt giảm vừa qua cũng đang ở mức khá rẻ, P/E thị trường khoảng 15,5 lần; Các yếu tố vĩ mô về lãi suất và tỷ giá cũng như mối lo ngại về chiến tranh thương mại giữ Mỹ và Trung Quốc mặc dù vẫn còn tiêu cực nhưng đã có một số hướng dẫn về điều hành của Nhà nước như phân tích ở trên…nên động lực tăng chính của thị trường sẽ đến tập trung từ dòng tiền nội.
Tâm lý ngại giao dịch trong tháng 7 âm lịch sẽ có ảnh hưởng tới thị trường, tuy nhiên với mặt bằng giá rẻ như hiện tại thì áp lực bán mạnh trên diện rộng khiến chỉ số giảm mạnh sẽ khó xảy ra, hoặc có thì rất ít. Thêm vào đó, quý 3 năm nay phần nào được lấp đầy bởi các thông tin liên quan đến Vĩ mô (tỷ giá, lãi suất và Chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc) thay vì trống thông tin như mọi năm.
Do vậy, ông Quân khuyến nghị các nhà đầu tư nắm nhiều cổ phiếu đã có lợi nhuận thì tiếp tục nắm giữ cổ phiếu canh chốt lời dần ở vùng kháng cự 990-1000, hạ tỉ lệ margin đưa tỉ trọng về mức 50:50
Còn đối với nhà đầu tư nắm nhiều tiền có thể tận dụng rung lắc của thị trường để giải ngân dần ở mức hỗ trợ 960-965, tránh mua đuổi giá cao và sử dụng margin. Tập trung vào nhóm cổ phiếu dầu khí (PVS, PVD, GAS, …) ngân hàng (VCB, ACB, MBB, BID, CTG…) Bluechip ( MWG,HPG, PLX, FPT…).