Công nghệ làm giả đồng hồ hiện nay rất tinh vi,ệmphânbiệtđồnghồthậtvàhàngnháti so live để phân biệt được hàng chính hãng và hàng nhái, khách hàng phải tinh mắt chú ý đến từng chi tiết, góc cạnh.
Thông thường, đồng hồ cơ có xu hướng đắt hơn đồng hồ điện tử do phải làm nhiều chi tiết hơn, chi phí sản xuất sẽ cao hơn. Đồng hồ cơ đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ nên cần đến kinh nghiệm và tay nghề của thợ sản xuất đồng hồ. Đặc biệt, nguyên liệu làm đồng hồ cơ khá đắt, đa phần làm từ vàng, đá quý, các loại kim loại đặc biệt…
Kim đồng hồ hàng thật là 1 tuyệt tác của sự đối xứng |
Theo ý kiến của nhiều người am hiểu về đồng hồ, cần thận trọng với hàng xách tay và đồ làm bằng tay. Nếu trông thấy một chiếc đồng hồ làm bằng phương pháp thủ công có giá vài trăm đô la thì đừng vội tin, vì giá đồ thật không bao giờ dưới 20.000 USD.
Theo Uỷ ban thương mại Hoa Kỳ, các nhà quảng cáo đồng hồ không được phép quảng cáo sản phẩm của mình là “waterproof” (không thấm nước) cho dù đó là đồng hồ chuyên dụng cho thợ lặn. Tuy nhiên, một số hãng vẫn đề như vậy trên vỏ máy khiến nhiều người hiểu lầm.
Đơn vị đo chỉ số chống nước in hoặc khắc trên đồng hồ là M (mét). Các ký hiệu khác có thể gặp là BAR hoặc ATM (chỉ áp suất trong nước mà đồng hồ đeo tay chịu được). Mỗi BAR hay ATM tương đương với 10M.
Theo đó, 50M: đeo được lúc bơi bình thường. 100M: đeo được lúc lặn, tất nhiên là đừng sâu quá. 200M: bạn có thể cùng lặn đến độ sâu không quá 40m. 1.000M: nghĩa là 1km đấy nhé. Chỉ số này chỉ có ở đồng hồ lặn chuyên nghiệp, loại có gioăng đặc biệt và van thoát khí heli. 10.000M: không bao giờ có loại đồng hồ chịu nước sâu đến thế.
Nhìn chung, để so sánh hàng thật với hàng nhái cấp 1 thì phải tùy từng loại đồng hồ mới phân biệt được. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn phân biệt hàng thật với hàng nhái cấp 2 trở lên.
Mặt đồng hồ phải hoàn hảo, không gợn, nhìn độ men tráng mặt phải đồng đều, có độ dày giống nhau |
- Kiểm tra dây: Bạn cầm sợi dây đồng hồ lên lắc đi lắc lại, sang trái sang phải, nếu là hàng thật sẽ rất chắc chắn, hàng nhái thường lỏng lẻo, có độ giãn. Khi gập 2 mắt dây liền nhau thì tất cả đều có độ mở giống nhau, còn hàng nhái thì thường khác nhau. Khi gập lại, mặt trong (chỗ bình thường không thấy) của hàng xịn đồng đều với nhau và rất "khôn", còn hàng nhái thường bị nhám không đều. Khi cắt dây đồng hồ thì chốt đồng hồ phải được tháo ra dễ dàng nhưng chắc chắn (không cần đập nhiều nhát mới ra), tháo ra rồi lắp lại thì vẫn như mới. Tuy nhiên, điều này cũng hơi khó vì liên quan đến cảm giác nhiều hơn.
- Kiểm tra dấu hiệu khắc, dập: Các chỗ khắc, dập ngoài vỏ phải thật sắc sảo, đồng đều, không bị nhoè. Hàng thật thường dập biểu tượng ở núm và khắc hoặc dập biểu tượng ở khóa. Ở dưới đáy đồng hồ thường khắc số, các con số, chữ này phải có độ nông sâu đồng đều và nhìn phải thấy cân đối (dấu hiệu này phải xem thường xuyên mới có thể phát hiện ra được vì hàng nhái cấp 2 cũng làm tương đối giống hàng thật).
- Kiểm tra kim đồng hồ: Các kim đồng hồ phải được làm cân đối, khi nhìn kỹ, đối với những kim nhọn thì độ vát 2 bên phải là 1 tam giác cân, sống gấp khúc giữa kim phải đi từ đỉnh trên xuống dưới. Nói chung kim đồng hồ hàng thật là 1 tuyệt tác của sự đối xứng, còn hàng nhái thường có tì vết.
- Kiểm tra mặt số: Dòng chữ thường được in rất nhỏ dưới số 6 phải có độ cao bằng nhau, nét in phải sắc sảo, không bị nhoè, dòng chữ phải được bố trí cân xứng với số 6. Mặt đồng hồ phải hoàn hảo, không gợn, nhìn độ men tráng mặt phải đồng đều, có độ dày giống nhau. Các con số in trên đồng hồ cũng phải sắc sảo.
Để có thể "chơi" được đồng hồ, lời khuyên dành cho người sử dụng là nên mua 1 kính lúp đồng hồ (để xem các chi tiết nhỏ). Ngoài ra, luôn nhớ 1 điều là đồng hồ chính hãng không bao giờ có giá rẻ.
Theo các chuyên gia, để an toàn nhất, khách hàng nên mua những sản phẩm hiệu có nhà phân phối độc quyền ở Việt
Hà Linh