【tu le keo】Chính sách tiền tệ nới lỏng, áp lực khiến tỷ giá "dậy sóng"
FED tiếp tục tăng lãi suất,ínhsáchtiềntệnớilỏngáplựckhiếntỷgiáquotdậysótu le keo tỷ giá dự báo nhích tăng Dè chừng biến động tỷ giá những tháng cuối năm Tỷ giá ổn định giúp ngân hàng "thắng đậm" từ kinh doanh ngoại hối |
Thận trọng trước đà tăng gần đây của tỷ giá. Ảnh: Internet |
Giá USD đã tăng 1,62% so với đầu năm
Báo cáo kinh tế vĩ mô được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây nhận định, nhập khẩu chững lại và cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn được NHNN ban hành năm 2022, cho phép giao dịch xoay quanh tỷ giá trung tâm với biên độ ±5%, qua đó góp phần giúp cho thị trường ngoại hối tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2023.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 16/8, tỷ giá trung tâm giữa cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.918 VND/USD, tăng mạnh 37 đồng so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm đã có 4 phiên tăng liên tiếp với tổng mức tăng là 81 đồng, biên độ gia tăng lớn hơn nhiều so với các phiên giao dịch trong năm.
Với mức giá này, tỷ giá trung tâm đã tăng 0,67% so với phiên giao dịch đầu tháng 8 và tăng 1,32% so với hồi đầu năm 2023.
Cũng trong phiên giao dịch 16/8, Sở giao dịch NHNN niêm yết giá bán USD ở mức 25.063 VND/USD, trong khi giá mua được giữ nguyên ở mức 23.400 VND/USD.
Giá mua - bán đồng bạc xanh tại tất cả các ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng mạnh so với phiên trước. Chẳng hạn, Vietcombank niêm yết ở mức 23.620-24.145 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 155 đồng cả chiều mua và chiều bán; BIDV niêm yết ở mức 23.830-24.130 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng mạnh 140 đồng ở cả hai chiều; Techcombank niêm yết ở mức 23.799-24.160 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng mạnh 220 đồng chiều mua vào và tăng 230 đồng chiều bán ra so với mức niêm yết trước…
Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng 1,62% so với đầu năm và tăng 2% so với mức thấp nhất thiết lập trong tháng 5/2023.
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index đo lường sức mạnh của đồng USD ở mức 103,18 điểm. Hiện chỉ số này đã ở trên mức 103 điểm trong 2 tuần đầu tháng 8 sau khi chạm ngưỡng thấp nhất năm là mức 99,7 điểm trong tháng 7.
Theo khảo sát của Bộ phận nghiên cứu Công ty Chứng khoán MB (MBS), các đồng tiền khác trong khu vực cũng có xu hướng mất giá so với USD trong 2 tuần đầu tháng 8. So với đầu năm, đa phần đồng tiền trong khu vực cũng mất giá so với USD với mức dao động từ 3-5%. Do đó, VND cũng chịu sức ép giảm giá một phần từ yếu tố này.
Không gây áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô
Về nguyên nhân chính của đà tăng giá USD những ngày qua, các chuyên gia nhận định là do chính sách tiền tệ của Việt Nam đã tạo ra sự chênh lệch về lãi suất trong nước và thế giới. NHNN đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, cộng thêm nhiều chỉ đạo để khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD duy trì ở mức cao, gây sức ép lên tỷ giá ngoại tệ.
Nguồn cung ngoại tệ tại Việt Nam vẫn khá dồi dào nhờ thặng dư thương mại, giải ngân vốn FDI khả quan, dự trữ ngoại hối dồi dào, nguồn kiều hối được WB dự báo có thể đạt 14 tỷ USD trong năm 2023 và 14,4 tỷ USD trong năm 2024... Do đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong quý 3 nhưng nguồn cung ngoại tệ tích cực được kỳ vọng sẽ giúp tiền đồng ổn định trở lại về cuối năm. |
Báo cáo của WB cũng nhìn nhận, việc cắt giảm lãi suất thêm nữa chưa chắc đã đem lại hiệu ứng mong muốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà sẽ làm tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực cho tỷ giá.
Tương tự, cách đây không lâu, Đoàn tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng chỉ rõ, việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này có thể sẽ kém hiệu quả hơn và tạo thêm rủi ro, vì lãi suất trên toàn cầu chắc sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài và các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi cao.
Hiện tại, lãi suất cho vay qua đêm bằng VND ở mức 0,2%. Trong khi đó, lãi suất cho vay qua đêm bằng USD giữa các ngân hàng ở mức trên 5%. Các chuyên gia MBS cho rằng, đây là mức chênh lệch lớn và khó có khả năng thu hẹp trong tương lai gần, cộng thêm nhu cầu USD cũng thường gia tăng vào cuối năm theo yếu tố mùa vụ khiến cho tỷ giá VND/USD nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Chuyên gia MBS đánh giá, mặc dù áp lực lên VND đã tăng nhưng không gây áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô và mức giảm giá của VND so với USD vẫn còn khá thấp so với các đồng tiền khác trong khu vực. Khó có khả năng NHNN đảo chiều chính sách, nhưng diễn biến gần đây của tỷ giá VND/USD sẽ khiến NHNN thận trọng hơn với các thông điệp nới lỏng chính sách tiền tệ. MBS dự báo, nhiều khả năng NHNN sẽ không tiếp tục hạ lãi suất điều hành trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có động thái hạ lãi suất vào năm sau.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh của hàng nội địa trong nước bằng cách làm cho tỷ giá tiền đồng mất giá ở mức phù hợp. Nếu giữ tiền đồng ở mức cứng nhắc thì có thể khiến hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia trong khu vực. Vì thế, vị này cho rằng, chính sách tỷ giá hối đoái nên linh hoạt, không neo cố định mà có thể dao động trong một khoảng nhất định để tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế và doanh nghiệp.