【những trận bóng hôm nay】Đằng sau những cuộc ăn chơi tháng Giêng

tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn ngày 29/2 tại phố Ái Mộ (Bồ Đề,ĐằngsaunhữngcuộcănchơithángGiênhững trận bóng hôm nay quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: TL

Giọt nước mắt của nhà quản lý

Với tâm lý “đi lễ đầu năm để cầu may mắn, tài lộc cho cả năm”, ngay từ mùng Một Tết, nhiều người đã xuất hành để đi lễ những nơi đền chùa được suy tôn là linh thiêng. Dường như nhu cầu đi lễ, du xuân đầu năm đã trải dài suốt cả tháng Giêng. Vì vậy, cho dù “mạch máu” giao thông luôn ngày một mở rộng hơn, nhưng mọi nẻo đường đều trở nên đông nghịt, chật ních...

Lưu lượng xe qua lại trên những con đường cao tốc dày đặc khiến tình trạng ách tắc xảy ra, ô tô chuyển động như rùa bò hoặc lạng lách chuyển làn này, làn nọ. Hậu quả của nhu cầu đi lại quá lớn, không chỉ làm ách tắc giao thông, tốn thời gian và tiền bạc, mà đáng sợ hơn là những hệ lụy tai nạn giao thông.

Đã có nhiều vụ tai nạn gây ra. Nhiều người vô tội chết bất đắc kỳ tử khi đang trên đường du xuân, đang dạo chơi trên phố, đang ăn trong nhà hàng, hay thậm chí… đang ngủ trong căn nhà của chính mình. Những cái chết “lãng xẹt” và để lại đau thương cho bao người thân ở lại.

Mỗi buổi sáng chúng ta chào bình minh bằng chương trình thời sự, với chuyên mục giao thông, và điều không ai muốn nhưng vẫn phải nghe, phải nhìn để cảnh báo chính mình, là thông tin về những vụ tai nạn nghiêm trọng, làm chết nhiều người, xảy ra ở nơi này, nơi khác trên đất nước. “Siêu xe Lamborghini "tan nát" trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây; Ôtô khách liên tục gây tai nạn, 1 người chết, 3 người bị thương; Xe ben lao vào dòng người chờ đèn đỏ cuốn 6 xe máy…” là những dòng tít liên tục chạy trên trang điện tử của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGT)– đó chính là thực tế giao thông đang khiến mọi người cảm thấy bất an.

Chắc chưa ai quên được những vụ tai nạn gây bàng hoàng dư luận, như vụ tai nạn sáng 29/2 trên phố Ái Mộ (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội), chiếc ô tô Camry gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người tử vong, trong đó có hai ông cháu trên xe máy đến trường và một bà cụ đi tản bộ. Rồi sự ra đi đột ngột, tức tưởi của hai vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Phú và Đặng Thị Lợi, xảy ra vào ngày 1/3/2016, tại địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội khi anh chị đang trên đường mang rau đi bán thì bị xe tải chèn ngang qua.

Vụ tai nạn giao thông ấy, anh Phú, chị Lợi mất đi để lại người mẹ già và 3 đứa con thơ dại, có đứa biết xót xa khi cha mẹ mất, có đứa chỉ biết nhớ mẹ, nhớ cha như họ vừa mới rời nhà đi đâu đó, có đứa chỉ biết khóc vì khát sữa, nhớ hơi mẹ…

Trực tiếp đến chia buồn và động viên những người thân của các nạn nhân vụ tai nạn giao thông này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT Quốc gia đã phải rơi lệ. Những giọt nước mắt xót thương mấy đứa trẻ ngây thơ mất mẹ cha, giọt nước mắt phẫn nộ với người đã gây ra tai nạn này, và có thể còn là nước mắt vì thấy mình bất lực, chưa thể ngăn nổi những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Nhưng ngăn sao cho xiết, khi vẫn còn những người điều khiển phương tiện giao thông trong lúc say rượu, ngủ gật, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, gọi điện, nhắn tin khi đang lái xe…, không coi trọng tính mạng của mình và cả những người khác.

tham hoi nan nhan

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đến thăm và chia buồn với gia đình anh Phú, chị Lợi – 2 nạn nhân tai nạn giao thông ngày 1/3 tại Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: TL

Những con số buồn đằng sau cuộc vui xuân

Thống kê cập nhật của Bộ Y tế cho biết, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Bính Thân, các bệnh viện trên cả nước đã khám, cấp cứu gần 1.500 lượt bệnh nhân do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc rượu, 2 ca tử vong.

Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng UBATGT quốc gia cho biết, hai tháng đầu năm cả nước xảy ra 3.618 vụ tai nạn khiến 1.590 người chết và hơn 3.367 người bị thương. Con số này so với cùng kỳ năm 2015 giảm 489 vụ tai nạn, 398 người bị thương nhưng số tử vong tăng 23 người.

Riêng trong tháng 2 (từ 16/1-15/2), cả nước xảy ra 1.904 vụ tai nạn khiến 856 người chết, 1.817 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2015, tăng 70 người chết, 99 người bị thương.

Ông Thái đánh giá, các vụ tai nạn giao thông chủ yếu liên quan đến môtô, xe máy ở các đoạn ngoài đô thị, trên quốc lộ, đường tỉnh và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, xu thế tai nạn xảy ra ở đô thị đã tăng sau Tết. Nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia; đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở 3, chở 4 người.

Còn theo thông tin từ lực lượng cảnh sát giao thông, hai tháng đầu năm 2016 đã xử lý 622.801 trường hợp vi phạm đường bộ, nộp vào kho bạc hơn 437 tỷ đồng, tạm giữ hơn 93.000 ôtô, xe máy; tước 53.187 giấy phép lái xe.

Với nhiều người, tháng Giêng thật ý nghĩa vì được xum vầy bên gia đình với niềm hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng mỗi tháng Giêng qua lại đánh dấu thêm ngày giỗ của hàng nghìn người vô tội – cái giá ấy liệu có quá đắt chăng?

Như vậy đó, tháng Giêng không là tháng chỉ vô tư ăn và chơi. Đằng sau những cuộc vui tháng Giêng là nhiều điều đau xót. Sự lãng phí lớn bởi tiền của đổ vào những cuộc nhậu, chiếu bạc ngày này sang ngày khác, hoặc tan thành tro bụi theo hàng núi vàng mã đem hóa khắp nơi, thật dễ nhận thấy, nhưng chưa ai thống kê nổi. Biết bao vụ tai nạn giao thông, đánh chém nhau, vi phạm pháp luật…, đằng sau nó chính là nỗi buồn, là hậu họa cho xã hội, thật đáng lên án.

Kim Thanh