【công thức đánh de】Hải quan kiểm soát hàng viện trợ với phương châm “bám hàng, bám tàu, bám cửa khẩu”

hai quan kiem soat hang vien tro voi phuong cham bam hang bam tau bam cua khau

Nhà làm việc nửa chìm nửa nổi của Trạm Hải quan Ga Yên Viên-Hà Nội trong chiến tranh phá hoại của Mỹ 1968-1972. Ảnh: tư liệu

Từ năm 1964, để ngăn chặn viện trợ từ các nước XHCN và bạn bè quốc tế, đế quốc Mỹ cho tàu bay, tàu chiến đánh phá ác liệt các tuyến đường giao thông huyết mạch, các cửa khẩu, nhà ga, bến cảng. Dù vậy, nhiều chuyến hàng viện trợ gồm vũ khí, thuốc men, lương thực, vật tư y tế vẫn đến đích. Với phương châm “bám hàng, bám tàu, bám cửa khẩu”, các chiến sỹ Hải quan đã làm thủ tục nhanh chóng, bí mật, tránh đến mức tối đa mọi tổn thất do địch gây ra.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Hiệp định Geneve được ký kết, quân Pháp rút về nước, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Ngay sau đó ngành Thuế XNK chính thực được đổi tên thành Sở Hải quan Trung ương, tại các địa phương có Sở Hải quan liên khu, thành phố, Chi sở Hải quan tỉnh, Phòng Hải quan cửa khẩu. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành Hải quan, ngày 27-2-1960, Chính phủ đã có Nghị định 03/CP do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ban hành Điều lệ Hải quan, đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam.

Ngày 17-6-1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại Thương. Giai đoạn này Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hóa phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hóa viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới. Cũng trong thời gian này nhiều nơi cán bộ, nhân viên hải quan còn trực tiếp cùng các lực lượng vũ trang và dân quân du kích chiến đấu. Nhiều đồng chí đã tình nguyện vào chiến trường để trực tiếp chiến đấu và chuẩn bị cơ sở cho việc triển khai lực lượng Hải quan trên cả nước khi có thời cơ.

hai quan kiem soat hang vien tro voi phuong cham bam hang bam tau bam cua khau

Sơ đồ tổ chức ngành Hải quan Việt Nam 1956. Ảnh: tư liệu

Để cứu vãn thất bại ở miền Nam nước ta, sau khi gây ra sự kiện “Vịnh Bắc bộ”, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ liều lĩnh, điên cuồng leo thang phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc XHCN.

Theo lời kể của ông Đinh Viết Khải, nguyên Trưởng phòng Hải quan liên vận thuộc Cục Hải quan Trung ương: Có lẽ không có gì khốc liệt hơn sự phá hoại của giặc Mỹ khi bắn phá miền Bắc. Khi ấy, các tuyến đường giao thông, cầu cống, kho tàng, nhà máy, công trường, khu dân cư, các thành phố, thị xã lớn, nhà ga, cửa khẩu đường bộ, sân bay, bến cảng… đã trở thành mục tiêu trọng điểm bị máy bay, tàu chiến địch bắn phá thường xuyên và ngày càng ác liệt. Lúc này, các đơn vị Hải quan được lệnh chuyển hoạt động từ thời bình sang thời chiến để đảm bảo vừa công tác, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Các đơn vị Hải quan từ Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, Na Mèo, Bến Thủy, Nậm Cắn đến các ga đường sắt liên vận Kép, Cổ Loa, Yên Viên, sân bay Gia Lâm… vừa sơ tán vào trong dân để đảm bảo an toàn, vừa có bộ phận trực 24/24 giờ phục vụ việc làm thủ tục XNK hàng hóa bất kể lúc nào, giữ vững mạch máu giao lưu hàng hóa của Tổ quốc, đảm bảo cho sản xuất, chiến đấu thắng lợi.

Tuy ở trong điều kiện thời chiến, nhưng lưu lượng hàng hóa XNK ngày càng tăng. Đó là những nguồn hàng quốc tế của các nước XHCN anh em và bạn bè thế giới viện trợ cho miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo ông Trần Thành Nam, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan: Nhiệm vụ của Hải quan trong thời kỳ này không những không giảm mà ngày càng tăng lên gấp bội trong điều kiện sự bắn phá của máy bay địch càng trở nên nên ác liệt hơn. Chính vì vậy, hầu hết các cửa khẩu, nhà ga, bến cảng đều trở thành “túi” bom của máy bay Mỹ. Trong điều kiện như vậy tưởng chừng một cây cỏ cũng không còn, nhưng sự sống và chiến đấu, công tác của các đơn vị Hải quan vẫn phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng ngày, từng giờ. Đế quốc Mỹ ngày càng leo thang bắn phá miền Bắc, chúng không chỉ nhắm vào các mục tiêu quan trọng trên bộ, mà còn thả thủy lôi, bom từ trường phong tỏa các cảng biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, nhằm cắt đứt viện trợ quốc tế cho miền Bắc chi viện cho miền Nam. Các đơn vị Hải quan đã tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, xác định trách nhiệm, quyết tâm công tác, chấn chỉnh tổ chức, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Khi đó không quản ngày đêm, bất cứ lúc nào có hàng về là nhân viên Hải quan sẵn sàng làm nhiệm vụ. Các tổ, đội phải thay ca làm việc 24/24 giờ. Không những thế công việc của các nhân viên Hải quan lúc nào cũng vật lộn với hàng hóa. Tại ga Yên Viên để tránh bị rải bom bi mà vẫn bám sát được ga, trạm Hải quan đã đào một khu hầm ở cánh đồng bên cạnh ga. Từ hầm trú ẩn này Hải quan vừa quan sát được hàng về vừa quan sát được hàng có bị bom và pháo sáng đốt cháy không. Nhân viên Hải quan khi ấy không chỉ phải làm tốt nhiệm vụ của mình mà còn phải làm nhiều công việc khác, khi phải giải tỏa hàng hóa khẩn cấp lại lao vào cùng công nhân bốc dỡ hàng, khi thì làm nhân viên cứu hỏa trong những lúc bom đạn đốt cháy hàng hóa…

Các đơn vị Hải quan trên tuyến biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu đã có sáng kiến đưa hàng hóa XNK lên sát cửa khẩu biên giới để làm thủ tục không để máy bay địch phát hiện, bắn phá. Các đơn vị Hải quan trên biên giới Việt - Lào, nhất là Hải quan các cửa khẩu Mường Xén, Nậm Cắn (Nghệ An) nằm trong vùng trọng điểm bị máy bay địch bắn phá dữ dội ngày đêm đã không quản gian khổ, ác liệt chia nhau trực 24/24 giờ, đảm bảo làm thủ tục NK hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men phục vụ chiến trường miền Nam.

Các đơn vị Hải quan tuyến biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình vừa bị không quân Mỹ bắn phá liên tục, lại bị tàu chiến và hàng rào thủy lôi, bom từ trường của địch phong tỏa hết sức căng thẳng, ác liệt, nhưng các nhân viên Hải quan kiên quyết chia nhau ngày đêm “bám tàu, bám hàng”, quyết tâm giữ vững thủ tục tiếp nhận được hàng viện trợ không để máy bay, tàu chiến địch bắn phá làm hư hỏng. Hải quan Hải Phòng thực hiện quân sự hóa, kiên quyết “bám tàu, bám hàng, bám nơi giao nhận”, kể cả phải vượt hàng rào thủy lôi, bom từ trường của địch ra ngoài đảo xa để làm thủ tục tiếp nhận hàng viện trợ, chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.