Nhà vệ sinh đạt chuẩn ở Trường mầm non Scavi
WC trường học chưa đạt chuẩn
TheàvệsinhtrongtrườnghọcSẽkhôngcònlànỗiámảkết quả bóng đá tỷ lệo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh có 1.040 điểm trường, với trên 1.300 WC trường học dành cho học sinh và giáo viên. Đáng lo ngại có đến 800 WC xuống cấp. Theo quy định của liên Sở Y tế và Sở Giáo dục - Đào tạo, một WC đạt yêu cầu phải có đủ nước xả, rửa, có vòi nước và xà phòng rửa tay, không có mùi hôi, không bị đọng nước hay xuống cấp… Thực tế, ít có trường nào trang bị xà phòng, vòi nước rửa tay trong WC…
Điểm qua các trường cho thấy, nhiều công trình WC xuống cấp, quá tải khi tăng quy mô học sinh, nhất là việc học hai buổi/ngày làm tăng tần suất sử dụng dẫn đến nhanh xuống cấp. Khó hơn khi nhà WC xây xa khu vực học sinh, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước, các thiết bị hư hỏng. Một số nhà WC ở các trường miền núi chủ yếu dùng nguồn nước mưa hoặc nguồn nước tự chảy nên vào mùa nắng không có nước sử dụng, bốc mùi, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhà WC tưởng chừng là chuyện tế nhị, nhưng trở thành nỗi ám ảnh của bao thế hệ học sinh. Nhiều nơi, trẻ phải nhịn tiểu, nhịn uống nước chỉ vì không chịu được nhà vệ sinh bốc mùi. Nhà WC không sạch sẽ dẫn đến tình trạng dịch bệnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đây cũng là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh do sử dụng WC mất vệ sinh và di chứng về đường ruột do các em không giải quyết nhu cầu đúng lúc.
Khó ở khâu bảo dưỡng, giữ vệ sinh chung
Thực ra, WC trường học đã được quan tâm cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư chủ yếu trông chờ vào kinh phí từ Nhà nước. Các nguồn vận động khác lâu nay vẫn manh mún, chắp vá nên đầu tư không đúng chuẩn, chất lượng công trình kém, nhanh xuống cấp, nhất là ở các trường trong khu vực nông thôn, miền núi. Công tác duy tu, bảo dưỡng WC chưa được quan tâm đúng mức và thiếu nguồn kinh phí, nên các thiết bị vệ sinh chậm hoặc không được thay thế, sửa chữa. Nhiều nơi khoán trắng cho nhân viên bảo vệ trường học hoặc nhân viên tạp vụ với mức thù lao rất ít. Ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh chung còn kém, nhà trường thiếu kiểm tra, thiếu giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cho học sinh.
Đề án đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng nhà WC trong các cơ sở giáo dục, giai đoạn 2019 - 2020 là 90,590 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh là 41 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu: 40 tỷ đồng và từ nguồn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 9,590 tỷ đồng. Theo đó, sửa chữa, nâng cấp duy tu, bảo dưỡng 503 WC cho học sinh và 108 WC cho giáo viên; xây mới 87 WC cho học sinh và 106 WC cho giáo viên.
WC đạt chuẩn mà nhiều trường hướng tới sẽ có phòng vệ sinh nam, nữ tách biệt; khu rửa tay riêng luôn có đủ nước sạch và xà phòng; có cây xanh, gương trang trí… Khu vệ sinh có diện tích tối thiểu 0,06m2/học sinh, trong đó, từ 20 đến 30 học sinh có 1 bệ xí và 1 bồn tiểu...
Hầu hết các trường đều khẳng định, phải có sự giúp sức của phụ huynh. Đội ngũ nhân viên dọn dẹp vệ sinh được thay thế bằng đội ngũ lao động chuyên nghiệp. Căn cứ theo Thông tư 55 (ngoài thu học phí không được thu thêm nguồn thu nào khác), các trường học chỉ còn cách “tự thân vận động” bằng tự cân đối ngân sách để thuê lao công hoặc tổ chức học sinh trực nhật.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế), cho hay: “Trường có gần 2.000 học sinh nên NVS luôn được chú trọng. Nhà trường huy động nguồn đóng góp của phụ huynh để thuê nhân công dọn dẹp ở 7 khu vực WC trong trường. Ngoài ra, chúng tôi cử người thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tránh tình trạng WC bốc mùi.
Không ít trường đã vận dụng Thông tư 29 về đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện từ phụ huynh. Phụ huynh đồng tình quan điểm, các trường nên đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Bởi lẽ, bảo quản, giữ gìn WC trường học luôn sạch sẽ, không có mùi hôi cũng là chuyện khá tốn kém. Các thiết bị WC trong trường, như vòi nước, bồn cầu... phải thay và sửa chữa liên tục.
Bài, ảnh: Huế Thu