Của rẻ là của ôi!
Đầu tháng 10 vừa qua,ộitạnglợnthựcphẩmsiêurẻchứahóachấtgâyhoangmanglosợatalanta juventus Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - CATP Hà Nội và Thanh tra Sở NN&PTNT đã phát hiện 3 hộ kinh doanh nội tạng lợn, tim lợn nhập khẩu nhưng không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ tại chợ Phùng Khoáng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điều đáng nói là số tim lợn đang được bày bán công khai này đã ở trong tình trạng có màu đen, mốc xanh và có dấu hiệu cấp đông lại, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Được biết, các hộ kinh doanh đã mua loại tim lợn đông lạnh 25.000 đồng/kg, rồi bán lại với giá từ 35.000-50.000 đồng/kg cho người tiêu dùng. Trong khi đó, giá tim lợn tươi bán trên thị trường là từ 200.000-250.000 đồng/kg, theo An Ninh Thủ Đô.
Về dấu hiệu phân biệt thực phẩm tươi ngon với ôi thiu, theo anh Đào Mạnh Hà - chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp thực phẩm sạch ở quận Tây Hồ, điểm khác biệt cơ bản chính là giá cả. Giá thực phẩm ôi, thiu, đông lạnh thường thấp hơn khá nhiều so với thực phẩm thông thường, nên người tiêu dùng không nên ham rẻ mà với phải của ôi.
Nội tạng lợn, tim gà đã biến màu bị thu giữ tại chợ Trung Văn. Ảnh: An Ninh Thủ Đô
Dạo một vòng qua các chợ Linh Lang, Mỹ Đình, Đại Từ và một số chợ khác ở khu vực ngoại thành…, PV thấy nội tạng động vật như lòng, gan, tim, cật… vẫn được bày bán khá nhiều. Số nội tạng này thường được bán chung với thịt động vật và được bày trên bàn với số lượng hạn chế. Khi khách hàng tỏ ý băn khoăn về chất lượng, tất cả những người bán hàng đều khẳng định như đinh đóng cột “hàng mới 100%, mỗi con chỉ có 1 bộ nội tạng chưa bán đã hết thì lấy đâu ra hàng đông lạnh”. Tuy vậy, khi khách hỏi mua với số lượng lớn, hầu hết chủ hàng đều có thể đáp ứng chỉ sau vài phút?!
Nguy hiểm đến tính mạng
Báo Kinh Tế và Đô Thịđưa tin, ở các khu vực quận 2, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, các tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Kha Vạn Cân, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13... nhiều mặt hàng thủy hải sản được bày bán trên sạp tạm, xe đẩy bên lề đường với số lượng khá lớn và giá rẻ hơn cả giá bán sỉ. Cụ thể, ốc chỉ có từ 16.000đ - 28.000đ/kg, nghêu là 18.000đ - 20.000đ/kg hay cua biển cũng chỉ từ 60.000đ - 70.000đ/kg. Nhiều xe đẩy còn hút khách bằng chiêu thức bán hàng đồng giá. Nghĩa là, tất cả các mặt hàng như ốc, sò, nghêu đều được bán với một giá duy nhất, khoảng 20.000đ/kg.
Các loại nội tạng lợn, ghẹ biển “đại hạ giá” bán vỉa hè luôn hút khách. Ảnh: Kinh Tế Đô Thị
Nhiều khách hàng nghi ngờ hàng giá rẻ, người bán giải thích do họ bán hàng kiểu “lưu động” nên không tốn tiền thuê địa điểm, mặt bằng, thuế kinh doanh. Họ còn thường tự lấy hàng tận gốc hoặc thu mua trực tiếp từ người đánh bắt nên hàng luôn tươi mới, giá rẻ hơn so với trong chợ truyền thống, siêu thị. Quảng cáo hải sản đảm bảo tươi ngon là thế nhưng không ít người mua mang về mới vỡ lẽ, hầu hết những mặt hàng đó đều là hàng thải, hàng không chất lượng, thậm chí nhiều loại còn không thể sử dụng được do chúng đã bị hư, thối, chết.
Chị Tư (ngụ quận Tân Bình) mua 2 kg ghẹ bán lề đường, bức xúc: “Thấy ghẹ xanh rất tươi, giá lại rẻ, nhiều người mua nên mình cũng mua về cho chồng con ăn. Đã cẩn thận chọn kỹ từng con nhưng khi luộc lên thì chỉ còn... vỏ và nước”. Mua và sử dụng hải sản chết, được ngâm bằng hóa chất rất nguy hại với sức khỏe, dễ bị ngộ độc, thậm chí gây tử vong với người tiêu dùng. Nhưng không hiểu sao mặt hàng này vẫn được bán “lưu động” rộng rãi ở khắp các nẻo đường. Đặc biệt là các khu công nghiệp có đông công nhân, nơi sinh sống của nhiều người lao động nhập cư tại TP HCM mà các cơ quan chức năng không hề phát hiện, xử lý.
Tiểu Quyên(T/h)
Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tặng 64.080 ly sữa cho trẻ em tỉnh Lâm Đồng