【kèo 7m】3 địa phương thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số
Nhân rộng sáng kiến,địaphươngthànhlậpgầnTổcôngnghệsốcộngđồnghỗtrợchuyểnđổisốkèo 7m cách làm hay của các địa phương
Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội. Việc đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng là nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Trên thực tế, mô hình Tổ công nghệ cộng đồng đã được tỉnh Lạng Sơn triển khai từ tháng 7/2021 thu được những kết quả bước đầu trong thúc đẩy phát triển kinh tế số tại địa phương. Sau hơn 8 tháng ra quân phát triển kinh tế số, Lạng Sơn đã đào tạo kỹ năng số cho 124.768 hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó có 113.499 hộ đã được tạo tài khoản trên các sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Postmart. Địa phương này cũng đã đưa hơn 14.540 sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử và số giao dịch trên các sàn là 10.153.
Lạng Sơn đã thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế số nhờ triển khai mô hình Tổ công nghệ cộng đồng. |
Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng đối với phát triển kinh tế số của tỉnh, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Sở TT&TT cùng với Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ cộng đồng. Đến nay, trên toàn tỉnh đã có 1.702 Tổ công nghệ cộng đồng gồm tổng số 6.275 người tham gia, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
Với mong muốn nhân rộng những sáng kiến, cách làm hay của địa phương mà cụ thể là sáng kiến hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số tại cơ sở, Bộ TT&TT mới đây đã có hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo hướng dẫn và tìm hiểu, thí điểm triển khai sáng kiến “Tổ công nghệ số cộng đồng” tại địa phương ngay trong năm 2022.
Theo đó, Bộ TT&TT khuyến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã giao Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng. Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và 2 nhân sự muốn thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Cả nước đã có 3 tỉnh, thành phố thành lập các Tổ công nghệ số cộng
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Tỉnh Quảng Nam đã thành lập 376 Tổ công nghệ cộng đồng tại các huyện, xã, thôn/ khối phố, với 1.500 tham gia. |
Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ cộng đồng thôn, khối phố. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Quảng Nam được giao chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT và cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lựa chọn thí điểm một số xã để thành lập Tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, khối phố hỗ trợ cộng đồng dân cư triển khai ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phục vụ đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thống kê của Sở TT&TT Quảng Nam cho hay, đến nay, đã có 18 huyện tham gia triển khai, đã thành lập 354 tổ công nghệ cộng đồng thôn khối phố, 20 tổ công nghệ cộng đồng cấp xã và 2 tổ công nghệ cộng đồng cấp huyện, với tổng số 1.500 tham gia.
Cùng với Lạng Sơn và Quảng Nam, việc thí điểm thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cũng đã được UBND tỉnh Yên Bái triển khai. Cụ thể đã 1/9 huyện, thành phố (huyện Văn Yên); 25/25 xã, thị trấn và 172 thôn thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng, với số người tham gia là 1.287.
Ngoài ra, nhiệm vụ thiết lập lực lượng nòng cốt tại địa phương để hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội cũng đang được nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước chuẩn bị triển khai. Đơn cử như, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã giao Giám đốc Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Vân Anh
Lạng Sơn phát triển nhanh kinh tế số nhờ triển khai mô hình Tổ công nghệ cộng đồng
Sau gần 2 tháng ra quân phát triển kinh tế số, số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử đã tăng lần lượt 48 và 82 lần. Doanh thu của các hộ cũng tăng 145 lần.