【ket quả cup c1】Đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp: Vùng đất màu mỡ
Nhiều tiềm năng
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới có khoảng 2.000 máy gặt đập liên hợp và 3.500 máy gặt xếp dãy. Dù diện tích làm đất bằng máy đạt 100%,ĐầutưcơgiớihóasảnxuấtnôngnghiệpVùngđấtmàumỡket quả cup c1 bơm tưới hơn 90%, nhưng thu hoạch bằng máy có nơi chưa đến 40% diện tích. Hệ thống sấy lúa ở khu vực này hiện chỉ đáp ứng được hơn 30% sản lượng lúa của vụ hè thu, số còn lại phải phơi thủ công với tỷ lệ hao hụt cao.
Theo đánh giá của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cơ giới hóa trong sản xuất lúa góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành lúa gạo. Hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch đang ở mức 5-6% (khoảng 3 triệu tấn lúa/năm), tương đương 760 triệu USD. Nếu có thể kéo giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 3%, thì thu nhập của nông dân tăng khoảng 1 triệu đồng/ha.
Cơ giới hóa trong sản xuất lúa góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất và gia tăng giá trị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ |
Tuy nhiên, hiện nay, nhìn chung cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu tập trung ở khâu làm đất, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa gạo. Tại các khâu khác như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa…, mức độ cơ giới hóa vẫn còn thấp, chủ yếu trông cậy vào lao động thủ công.
Ngoài ra, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. Cơ giới hóa ở những lĩnh vực sản xuất khác như trồng màu, mía, khóm, thủy sản, cây ăn quả… còn khá thấp. Tính chung, trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 1,6 mã lực/ha canh tác. Trong khi đó ở Thái Lan đạt 4 mã lực/ha, Hàn Quốc 10 mã lực/ha, Trung Quốc 8 mã lực/ha…
Theo TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, cơ giới hóa trong nông nghiệp không chỉ giải phóng một lượng lớn lao động, tăng thêm nguồn cung cho khu vực công nghiệp, mà còn góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản thời hội nhập.
Thực tế hiện nay, cơ giới hóa nông nghiệp của nước ta phần lớn dựa vào các cơ sở chế tạo cơ khí địa phương nhỏ lẻ, kỹ thuật thiết kế và công nghệ lạc hậu, chất lượng không ổn định, giá bán cao, phân phối chưa chuyên nghiệp, công tác dịch vụ hậu mãi chưa phát triển… Do vậy, tiềm năng đầu tưcơ khí phục vụ sản xuất cho đất nước có trên 93 triệu dân, với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp như Việt Nam, là một “mảnh đất” rất màu mỡ cho nhà đầu tư.
Nhiều chính sách ưu đãi
Từ năm 2004 đến 2008, Chính phủ cho phép các tỉnh hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách của địa phương. Qua 5 năm thực hiện (2004-2009), đã có hàng chục nghìn máy kéo, máy nông nghiệp đến được với bà con nông dân, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Thị phần chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp trong nước được mở rộng.
Tiếp tục thực hiện hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, từ năm 2009-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt quyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn như: Quyết định số 497/QĐ-TTg; 2213/QĐ-TTg; 63/2010/QĐ-TTg, 65/2011/QĐ-TTg. Đến ngày 14/11/2013, Thủ tướng cũng ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg thay thế Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg và đây cũng là văn bản đang còn hiệu lực trên lĩnh vực này.
Về phía bộ chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chínhcũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư sản xuất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng nhận được nhiều ưu đãi về chính sách thuế, tiếp cận tín dụng, đất đai và được các địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai dự án.
Việc ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất. Đây chính là tiền đề thuận lợi để các doanh nghiệptăng cường hợp tác đầu tư phát triển ở lĩnh vực còn nhiều dư địa này.