Cúp C1

【lịch dortmund】HNX chuyển biến tích cực trên các mảng thị trường

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Các mảng thị trường trên HNX đều có sự tăng trưởng mạnh về cả chất và lượng trong năm 2020.Bên cạnh lịch dortmund

hnx

Các mảng thị trường trên HNX đều có sự tăng trưởng mạnh về cả chất và lượng trong năm 2020.

Bên cạnh việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng quy mô,ểnbiếntíchcựctrêncácmảngthịtrườlịch dortmund thanh khoản, chất lượng các mảng thị trường hiện có, việc nghiên cứu, xây dựng thị trường giao dịch cho trái phiếu doanh nghiệp sẽ là “KEY” cho hoạt động của HNX năm 2021. Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giữ được sự ổn định nhất định, phục hồi khá bền vững và tăng trưởng ấn tượng. Ông cảm nhận thế nào về TTCK năm qua? Các mảng thị trường của HNX đạt được những kết quả nổi bật gì khi mà HNX-Index tăng trưởng tới hơn 98% trong năm 2020?

Ông Nguyễn Thành Long:Đại dịch Covid-19 tạo ra cú sốc lớn cho nền kinh tế, TTCK toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt của Chính phủ, chúng ta kiểm soát dịch tốt; nền tảng kinh tế vĩ mô tích cực; sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời, hiệu quả của Bộ Tài chính, các cấp cơ quan quản lý; sự nỗ lực bền bỉ, linh hoạt của các sở giao dịch chứng khoán, thành viên thị trường, doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư (NĐT);… đã giúp TTCK nhanh chóng phục hồi.

long
Ông Nguyễn Thành Long

TTCK Việt Nam năm 2020 đã phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng bền vững hơn nhờ dòng tiền vượt kỳ vọng. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có sức chịu đựng tốt nhất và là top 10 TTCK tăng trưởng mạnh nhất thế giới.

Với các mảng thị trường mà HNX đang vận hành, năm qua cũng rất thành công, khi thị trường cổ phiếu, trái phiếu chính phủ (TPCP) và TTCK phái sinh đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về “lượng và chất”. Riêng với HNX-Index đã tăng tới 98,14% so với cuối 2019 - thuộc top cao nhất thế giới, vượt cả kỳ vọng ban đầu, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19.

Đầu tiên và bao trùm nhất là phải khẳng định, kết quả tích cực của HNX đạt được trong năm 2020, trong đó có cả mức tăng ấn tượng của HNX-Index là nhờ vào thành công chung của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, với mức tăng có phần nổi bật hơn so với mặt bằng chung, đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn riêng có của DN niêm yết trên HNX, dù có nhiều “cánh chim đầu đàn” chuyển sàn. Song với mức tăng 98,14%, cùng thanh khoản tăng khoảng 5 lần, chúng ta phần nào có thể có góc nhìn tích cực hơn về chất lượng, sức hấp dẫn của cổ phiếu trên HNX. Dòng tiền đã nhìn thấy nhiều hơn các “viên ngọc đen” trên sàn HNX và chúng tôi kỳ vọng ngày càng có nhiều hơn những phát hiện này.

PV: Như ông nói, năm qua là năm mà tất cả các mảng thị trường do HNX vận hành đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên, có một sự thành công ít thể hiện bằng định lượng đó là vai trò phòng ngừa rủi ro của TTCK phái sinh. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?

Ông Nguyễn Thành Long: Có thể nói, những kết quả đạt được của HNX trong năm qua là khá đồng đều trên các mảng thị trường và cho thấy sự chuyển biến tích cực từ quy mô, thanh khoản đến chất lượng nội tại.

Riêng với phái sinh, trong năm 2020, thị trường này không những có nhiều kỷ lục mới được xác lập, mà đã phát huy rất rõ nét vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, góp phần tích cực vào sự ổn định thị trường cơ sở. Nhớ lại thời điểm TTCK cơ sở giảm rất mạnh do Covid-19 (tháng 3/2020), thì đó cũng là lúc thanh khoản của TTCK phái sinh tăng mạnh và thiết lập mặt bằng mới. Hay vào cuối tháng 7/2020, khi “làn sóng Covid thứ 2” xảy ra, thì thanh khoản TTCK phái sinh đã lập đỉnh mới (đạt 356.033 hợp đồng, ngày 29/7/2020).

Một biểu hiện khác về vai trò phòng vệ rủi ro của TTCK phái sinh trong năm qua là sự chuyển biến tích cực về tỷ trọng giữa NĐT cá nhân và NĐT tổ chức trong nước. Nếu như năm 2019, tỷ trọng tham gia của NĐT cá nhân và tổ chức trong nước là 92,51% và 7,03%, thì năm 2020, các tỷ lệ này là 85,86% và 13,29%. Như vậy, sự quan tâm của NĐT tổ chức trong nước đã gia tăng tích cực. Chúng ta biết rằng, NĐT tổ chức thường xuyên sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho danh mục nắm giữ, đặc biệt là khi thị trường cơ sở nhiều biến động.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đa dạng hơn sản phẩm trên TTCK phái sinh để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phòng ngừa rủi ro của NĐT tổ chức. Theo đó, song hành với chỉ số VN30 sẽ bổ sung thêm các bộ chỉ số khác có tính mức phổ quát lớn hơn để xây dựng sản phẩm phái sinh mới. Đây cũng là nhu cầu thực tế của NĐT bởi trên TTCK vẫn còn có rất nhiều cổ phiếu chất lượng và chúng ta cần tạo thêm sản phẩm thích hợp.

PV: Năm 2021, ông nhìn nhận thế nào về các yếu tố hỗ trợ, cũng như thách thức của TTCK Việt Nam?

Ông Nguyễn Thành Long: Năm 2020, TTCK là điểm sáng của nền kinh tế, khi vừa có mức tăng trưởng cao, vừa phát huy hiệu quả vai trò hỗ trợ sự cân đối và ổn định cho thị trường tài chính. Do vậy, đây sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo đà cho TTCK phát triển trong năm 2021.

Cùng với đó, nhiều đánh giá cho thấy, TTCK Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ thông qua những văn kiện quan trọng và trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành các kế hoạch, giải pháp thực thi hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ. Đồng thời, Luật Chứng khoán, Luật DN, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn mới cùng có hiệu lực, tạo ra một khuôn khổ pháp lý và môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch hơn cho hoạt động của DN, bảo vệ NĐT và phát triển TTCK bền vững. Chúng ta có thể kỳ vọng vào đường lối, chủ trương và hệ thống văn bản pháp lý sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế tư nhân và kinh tế số phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Trong năm 2021, Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng. Đây là những yếu tố cốt lõi vừa tạo điều kiện để tăng sức bật cho DN, cũng như gia tăng dòng tiền trong và ngoài nước vào TTCK.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực có thể tạo ra “cơ hội vàng” cho năm 2021, TTCK dự báo cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn mà chúng ta cần nâng cao cảnh giác và có biện pháp để chủ động, linh hoạt ứng phó. TTCK đã trải qua một năm 2020 tăng trưởng mạnh mẽ và đi kèm là “sức nóng” của dòng tiền cá nhân từ NĐT F0 gia tăng bất ngờ. Do vậy, TTCK có thể xuất hiện nhiều biến động với biên độ cao hơn và rõ ràng đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều hơn về sự thông thái của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác như dịch bệnh Covid-19, căng thẳng thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu, sức bật hồi phục của DN,… tất cả vẫn còn mang yếu tố ẩn số khó lường. Do đó, mặc dù TTCK vẫn cho thấy xu hướng tăng trưởng tích cực, nhưng chúng ta cần duy trì sự thận trọng và tỉnh táo hơn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chuyên nghiệp


“Trong năm 2021, HNX sẽ triển khai thêm các giải pháp để hỗ trợ thị trường cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán phái sinh tăng chất lượng, thanh khoản và quy mô. Đặc biệt, việc nghiên cứu, xây dựng thị trường giao dịch cho trái phiếu doanh nghiệp sẽ là “KEY” cho hoạt động của HNX năm 2021. Mục tiêu HNX đặt ra là xây dựng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch, tái định hình lại là thị trường bán buôn cho nhà đầu tư tổ chức theo đúng thông lệ quốc tế và thông lệ ngành; từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý của cơ quan quản lý. Ngoài ra, HNX sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển công nghệ mới để hỗ trợ tốt hơn nữa cho xu hướng phát triển mới; cũng như thị trường dành cho các starup.” Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch HNX

Duy Thái (thực hiện)

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap