【bxh hạng nhất vn】Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động

Hội nhập quốc tế - “công cụ” để doanh nghiệp Việt tự tin ra biển lớn Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế,ảiphápnângcaohiệuquảhộinhậpkinhtếtrongthờikỳbiếnđộbxh hạng nhất vn thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Nền kinh tế Việt Nam với độ mở cao, luôn chịu tác động bởi các điều kiện quốc tế, buộc phải nâng cao năng lực và hiệu quả hội nhập kinh tế nhằm nắm bắt tốt cơ hội vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.

Tính chất bất định của nền kinh tế thế giới

Từ đầu năm 2024 đến nay, thế giới chứng kiến hàng loạt các rủi ro trên nhiều phương diện: địa chính trị, chính sách kinh tế, biến đổi khí hậu, cạnh tranh thương mại… ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng toàn cầu. Chỉ số GPR đo lường rủi ro địa chính trị trong 2 năm gần đây đều ở trên mức trung bình 20 năm.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động
Chỉ số GPR Index

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, xung đột Nga-Ukraine, dù là những sự kiện không mới nhưng vẫn gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá năng lượng tăng cao. Thời điểm đạt đỉnh của năm trong tháng 3, giá dầu thế giới thậm chí đã vượt 90 USD/thùng. Giá cước vận tải cũng tăng. Vận chuyển hàng hóa tuyến Viễn Đông - Bắc Âu vào giữa tháng 5 đã cao hơn khoảng 20% so với cuối tháng 4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Biến đổi khí hậu cũng là một trong những yếu tố bất định đe dọa đến khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt diễn ra ở khắp nơi. Giá lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thức ăn cũng chịu tác động mạnh khi nguồn cung bị ảnh hưởng”.

Tính chất bất định khiến cho bài toán tăng trưởng và kiểm soát lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu (EU) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vào cuối năm ngoái, thị trường đã từng đặt niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3/2024. Nhưng cho đến nay, mức lãi suất cao nhất trong hơn 1 thập kỷ vẫn được duy trì nhằm đối phó với lạm phát.

Động lực của nền kinh tế toàn cầu là Trung Quốc, hiện cũng đang đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng yếu và kéo dài. Nỗ lực phục hồi càng trở nên mờ nhạt khi mức độ cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng.

Trước bối cảnh nêu trên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ từ 3,5% vào năm 2022 giảm xuống còn 3,0% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình lịch sử là 3,8% từ năm 2000 đến 2019.

Là một nền kinh tế mới nổi và có xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức từ các biến động trên.

Năng lực cạnh tranh và kinh tế Việt Nam không tránh khỏi thách thức

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam cũng đã đối diện với một vài khó khăn hiện hữu. Đồng USD tăng cao, khiến tỷ giá liên ngân hàng trong quý I/2024 tăng 2,12% và tỷ giá trung tâm tăng 0,57% so với cuối năm 2023, gây áp lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Lạm phát mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng cũng có dấu hiệu nhen nhóm trở lại, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 4,44% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 16 tháng.

Dòng tiền thị trường có xu hướng tập trung vào các tài sản an toàn như vàng, tiết kiệm, do nhu cầu trú ẩn tăng cao trước các biến động thế giới, làm hạn chế dòng vốn quay vòng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn gặt hát được một số thành tựu đáng ghi nhận. GDP quý I tăng trưởng cao nhất 5 năm, đạt 5,66%. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, là kết quả của những nỗ lực hợp tác sâu rộng với thị trường quốc tế.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết thành công 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 đối tác, trong đó hầu hết là những nền kinh tế lớn chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Cán cân nghiêng về xuất siêu đã hạn chế phần nào áp lực tỷ giá trong môi trường biến động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo của Văn phòng nghiên cứu kinh tế ASEAN+3 (AMOR) cũng đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 đạt mức 6%, đứng thứ 3 trong khối.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động
AMOR dự báo tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN năm 2024

Mặc dù vậy, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng con số tăng trưởng nêu trên vẫn chưa đủ tạo ra bước đột phá cho phát triển bền vững, hay giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ bẫy thu nhập trung bình. Tốc độ tăng trưởng khá tích cực, nhưng dự báo của IMF về quy mô nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 469,67 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Còn nếu tính về GDP bình quân đầu người, nước ta hiện mới chỉ xếp thứ 6 trong khối.

Điều này đặt ra tính cấp thiết trong tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó đặc biệt hướng tới hội nhập chất lượng và hiệu quả trong thời kỳ thế giới có nhiều diễn biến khó đoán như hiện nay.

Giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế bền vững

Theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất nước ngoài và đang thu hút lượng đầu tư khổng lồ, nhưng tốc độ tăng trưởng khoảng 5,5% là thấp hơn so với tiềm năng. Chẳng hạn, so sánh với vị trí 27 của Malaysia, là nước đạt thứ hạng cao nhất khu vực trong chỉ số đầu tư toàn cầu (GOI), vị trí của Việt Nam chỉ ở mức 65.

Chính vì thế, nhiệm vụ tất yếu của nước ta là phải cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, nhằm nâng cao vị thế hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, cần phải tạo ra sự thuận lợi về quy trình, tính pháp lý và sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động
Xếp hạng chỉ số đầu tư toàn cầu (GOI) 10 quốc gia mới nổi và đang phát triển Châu Á

“Trong giai đoạn biến động kinh tế thế giới lớn như hiện nay, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng thiên về chất lượng, tạo môi trường thuận lợi, tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới, sẵn sàng mở rộng kinh doanh sản xuất sẽ rất cần được chú trọng. Song hành với điều đó, các giải pháp về bình ổn giá cả hàng hoá, kiểm soát lạm phát không nên chỉ dừng lại ở các chính sách tiền tệ, mà cần đẩy mạnh tính chủ động từ chính doanh nghiệp”,ông Phạm Quang Anh cho biết.

Các mặt hàng nguyên liệu xuất nhập khẩu chủ chốt, sẽ rất cần liên thông với thế giới để giúp chính đơn vị sản xuất tham gia bảo hiểm giá thông qua việc mua bán các hợp đồng tương lai từ Sở Giao dịch, từ đó chủ động kiểm soát chi phí, giá thành. Các mặt hàng có tính đặc thù của Việt Nam như gạo, thịt heo,… cũng rất cần các sàn giao dịch chuyên biệt để minh bạch hóa giao dịch, tạo ra tính ổn định thị trường.

Về dài hạn, môi trường vĩ mô muốn thu hút được đầu tư quốc tế còn cần phải gắn với kinh tế tuần hoàn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nếu không có sự thích ứng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị bỏ xa so với thế giới, vì các đối tác thương mại đang tạo ra khá nhiều rào cản về cơ chế thuế biên giới carbon.

Theo WB, biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến 1 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Điểm tích cực là nước ta đã có những hành động cụ thể. Ví dụ, Việt Nam là quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương đầu tiên nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do bảo vệ và trồng rừng.

Với các ưu thế trên, cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng thị trường giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh bền vững. Khi đó, việc tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô mới thực sự ổn định và đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.