您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【tỷ số bóng đá ecuador】Lo xây đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD gây áp lực trả nợ lên giai đoạn sau

88Point2025-01-25 14:53:26【Ngoại Hạng Anh】7人已围观

简介Lo xây đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD gây áp lực trả nợ lên giai đoạn sauHoài ThuThứ tư, 13/11/2024 tỷ số bóng đá ecuador

Lo xây đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD gây áp lực trả nợ lên giai đoạn sau

(Dân trí) - Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, khả năng trả nợ của ngân sách Nhà nước.

Ủng hộ sự cần thiết đầu tư đường sắt tốc độ cao song Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra tờ trình về chủ trương đầu tư dự án này đã chia sẻ nhiều vấn đề lo ngại.

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sáng 13/11,

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án này sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Ảnh: Phạm Thắng).

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.541km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố và có tốc độ thiết kế 350 km/h.

Theo ông Thắng, dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 đến năm 2037), bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD - tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023 và khoảng 1% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.

Về tiến độ, Chính phủ tính toán sẽ hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế vào năm 2025-2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

"Nguồn vốn cho dự án cần nghiên cứu, xem xét thận trọng", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh khi trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này.

Theo ông, tờ trình của Chính phủ không nêu rõ dự kiến mức vốn trong từng giai đoạn nhưng phụ lục kèm theo cho thấy tổng chi phí các năm từ 2026 đến 2030 khoảng 733.000 tỷ đồng, bằng 25,5% tổng vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 và 49% tổng vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025. Như vậy, là không bảo đảm quy định của Luật Đầu tư công.

Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng cần báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác với Luật Đầu tư công để bảo đảm căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Đặc biệt, theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ tính toán sau năm 2035, khi dự án hoàn thành, chi phí vận hành và bảo trì hàng năm từ 2036 đến 2066 đều ở mức trên 25.000 tỷ đồng và chưa rõ phương án chi trả.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu nhiều lo ngại về khả năng trả nợ khi xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Ảnh: Phạm Thắng).

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Nhà nước sử dụng cho dự án.

Về an toàn nợ công, Chính phủ khẳng định cả 3 tiêu chí về mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép, nhưng cơ quan thẩm tra chỉ ra 2 tiêu chí quan trọng là bội chi ngân sách Nhà nước bình quân và chi trả nợ trực tiếp dự kiến tăng ở mức khá cao.

"Bội chi ngân sách Nhà nước bình quân là 4,1% GDP, tăng trên 30% so với mức mục tiêu là 3%; chi trả nợ trực tiếp khoảng 33-34%, vượt mức giới hạn 25% tổng thu ngân sách Nhà nước", theo tính toán của cơ quan thẩm tra.

Ông Thanh nhấn mạnh những năm gần đây, chi trả nợ và dư nợ công có xu hướng tăng cao, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2025 khoảng 24% thu ngân sách Nhà nước, gần tiệm cận so với mức trần cho phép (25%).

Do đó, công tác quản lý nợ công, quản lý huy động và sử dụng vốn vay phải rất thận trọng, chặt chẽ.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể về tác động của việc đầu tư dự án đến bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, khả năng trả nợ của ngân sách Nhà nước trong trung hạn và dài hạn, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc về hạn mức chỉ tiêu an toàn nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, không gây áp lực trả nợ lên các giai đoạn sau.

很赞哦!(391)