【thanh hoá vs hà tĩnh】90% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng
Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN, tính đến hết tháng 3/2018, cả nước có 296.469 DN đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực logistics, tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi: đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (5,6%), đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là Tây nguyên (2,4%).
Tuy nhiên, quy mô vốn khi đăng ký của các DN ngành logistics còn rất hạn chế, tới 90% số DN khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng, cho thấy hầu hết các DN khi tham gia lĩnh vực logistics ở quy mô nhỏ.
Theo báo cáo của Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tính đến ngày 20/03/2018, VLA có 369 hội viên, bao gồm nhiều DN logistics hàng đầu trong ngành như SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, TBS Logistics, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco…. Điều đó cho thấy, chỉ có số ít DN logistics hoạt động tham gia Hiệp hội nhằm tăng tính liên kết, còn lại đăng ký kinh doanh nhưng không thực sự tham gia lĩnh vực logistics hoặc hoạt động đơn lẻ.
Về thị trường, các hội viên VLA cung cấp dịch vụ logistics khá đa dạng bao gồm nội địa (52%) và quốc tế, chủ yếu tập trung ởkhu vực ASEAN (67%), Trung Quốc (59%), Nhật Bản (50%), EU (45%), Hàn Quốc (43%) và Hoa Kỳ (38%).
Cũng theo VLA, có khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. So với các DN trong nước, các DN đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở với các hãng tàu lớn do công ty mẹ ký với các chủ hàng lớn có mạng lưới toàn cầu, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu.
Trong khi đó, thế mạnh của các DN logistics Việt Nam là đảm nhiệm hầu như toàn bộ vận tải nội địa, từ khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi, dịch vụ kho.
Điều đó cho thấy, các DN logistics Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường quốc tế, mà mới chỉ tham gia vào các công đoạn ở nội địa trong cả chuỗi logistics, đóng vai trò như những nhà cung cấp vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài.
Theo Bộ KH&ĐT, Chỉ số Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới đánh giá 6 tiêu chí: Hải quan, hạ tầng, vận tải quốc tế, chất lượng và năng lực logistics, giám sát & truy tìm hàng hóa và giao hàng đúng hạn. Từ năm 2014 đến nay, nhìn chung trong các tiêu chí đó, chất lượng và năng lực logistics của Việt Nam thuộc dạng trung bình.
Năm 2016, tiêu chí giao hàng đúng hạn của Việt Nam được đánh giá tốt hơn so với các tiêu chí khác, tiếp theo là vận tải quốc tế, chất lượng và năng lực logistics, giám sát và truy tìm hàng hóa, hải quan và hạ tầng.
Về những hạn chế chủ yếu của DNNVV logistics Việt Nam, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, năng lực tài chính của DNNVV logistics Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo số liệu phân tích ở trên, các DN logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, tới 90% DN khi tham gia có vốn dưới 10 tỷ đồng, 1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhiều DNNVV logistics Việt Nam còn hoạt động phân tán, đơn lẻ. Số lượng DN đăng ký tham gia lĩnh vực logistics là khá đông, gần 300.000 DN, nhưng chỉ có 369 DN tham gia Hiệp hội VLA.
Ngoài ra, còn một số hạn chế khác như thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, hạn chế trong quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin. Về ứng dụng công nghệ thông tin, theo báo cáo của VLA, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động logistics của DN hiện còn ở mức rất khiêm tốn (chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai báo hải quan và GPS).