Thủy triều cảm xúc (A Tide of Emotions)là những tác phẩm được thực hiện riêng cho không gian VCCA. Tác phẩm phủ kín không gian rộng lớn hàng nghìn mét vuông bằng những mạng lưới chỉ đỏ kết nối những con thuyền cũ mang dấu ấn thời gian. Chỉ đỏ là chất liệu tiêu biểu cho thực hành nghệ thuật của Chiharu Shiota. Hàng trăm nghìn sợi chỉ như những con đường đan xen giữa quá khứ và hiện tại,ámpháThủytriềucảmxúccủanghệsĩnổitiếnglầnmắcungthưkêt quả bóng đá c1 gợi liên tưởng về nghệ thuật thư pháp của thế giới cổ đại và truyền thống với hàng nghìn khung dệt.
Thủy triều cảm xúclà sự kiện đầu tiên của Chiharu Shiota tại Việt Nam. Chị sinh năm 1972, là nghệ sĩ đương đại Nhật Bản nhưng hiện đang sống và làm việc tại Berlin, Đức. Chiharu Shiota là một trong những nghệ sĩ đương đại tài năng và thành công nhất hiện nay, có triển lãm tại nhiều bảo tàng và triển lãm danh tiếng.
Phía Việt Nam đã đặt vấn đề với Chiharu Shiota từ 2019 nhưng mọi kế hoạch bị đình trệ vì dịch Covid-19. Mọi công việc chuẩn bị choThủy triều cảm xúcđược chuẩn bị cách đây 2 năm, quá trình thi công kéo dài trong 4-6 tuần.
Chiharu Shiota lên ý tưởng và giám sát thi công từ xa. Chị yêu cầu ban tổ chức đặt các nghệ nhân ở làng nghề làm len để sản xuất sợi len đỏ và trắng như yêu cầu. Cùng với đó, phía Việt Nam cũng phải tìm mua những chiếc thuyền cũ khắp nơi theo yêu cầu của Chiharu Shiota. Theo chị, "thuyền cũ mới có linh hồn, có câu chuyện, đã được trải nghiệm sóng gió, bão táp và bình an trên biển, gắn liền với cuộc sống của những ngư dân".
Có được tất cả các chất liệu này rồi nhưng để dựng tác phẩm, toàn bộ trần và tường của không gian nghệ thuật phải ốp lại để có thể ghim được các sợi chỉ đỏ. Một ê-kíp hùng hậu của Chiharu Shiota gồm hàng chục chuyên gia và nghệ sĩ trẻ đến từ Nhật Bản, Đức và cả Việt Nam đã được huy động để dựng tác phẩm hoành tráng này. Một đội chuyên gia ánh sáng của Nhật được cử sang để giám sát toàn bộ quá trình thi công bởi chỉ 1 điểm không đúng yêu cầu của nghệ sĩ sẽ phải làm lại.
Không gian triển lãm được chia làm 2 phần. Ngay cửa ra vào là bức tường kính bao phủ tác phẩm sắp đặt là những sợi len trắng với những chiếc ghế trống. Đó là suy tưởng của Chiharu Shiota trong thời gian chị bị ung thư và chỉ làm quen với bệnh viện.
Bên trong là không gian rộng lớn với những mạng lưới bằng chỉ đỏ chằng chịt kết nối những con thuyền cũ nhuốm màu thời gian. Có hàng triệu sợi chỉ đỏ như thế được kết nối với nhau đại diện cho cảm xúc của con người, phức tạp và khó nắm bắt, khó đoán định. Những sợi chỉ cũng biểu đạt cho khái niệm: "Tất cả mọi người đều khác biệt nhưng ai cũng được kết nối với nhau".
"Sử dụng sợi dây làm chất liệu của tôi. Nó không giống như khi vẽ với cọ và toan. Nó là chất liệu của cá nhân tôi và tôi có thể kết nối mọi thứ. Những sợi dây, đôi khi nó có thể bị rối hoặc trùng xuống. Nó giống như mối quan hệ của con người.
Tôi muốn kết nối con người và vũ trụ. Tôi cũng có một vũ trụ bên trong cơ thể mình và cả bên ngoài vũ trụ ấy. Nó đều được kết nối. Sợi dây của tôi hữu hình nhưng tôi có thể nhìn thấy chúng ta được kết nối với những sợi dây vô hình khác. Mọi người đều được kết nối với nhau...", Chiharu Shiota nói trong video trình chiếu tại triển lãm.
Nghệ sĩ đã dừng vẽ năm 20 tuổi nhưng khi mắc ung thư lần đầu tiên, Chiharu Shiota đã bắt đầu vẽ lại. "Khi bị chẩn đoán ung thư lần 2, tôi đã nghĩ làm thế nào sống tiếp để hoàn thành cuộc trưng bày này? Tôi phải chuẩn bị cho cuộc trưng bày này cùng các cuộc phẫu thuật và hóa trị cùng tất cả mọi thứ. Tôi đã nghĩ làm thế nào tôi có thể chống chọi, làm thế nào tôi có thể tiếp tục sống. Tôi đã nghĩ rất nhiều về cuộc sống và cái chết...", Chiharu Shiota chia sẻ.
Dự kiến trong tháng 10 này, Chiharu Shiota sẽ sang Việt Nam để khai mạc triển lãm Thủy triều cảm xúc và trò chuyện với các nghệ sĩ Việt Nam.
Đào Hải Phong: Nhiều người xem tranh giả của tôi giờ mới được xem tranh thật!Họa sĩ Đào Hải Phong nói có người đã mua vài chục bức tranh nhái của anh nhưng giờ mới được xem tranh thật. "Tôi cũng xin lỗi khán giả, nói là lỗi tại tôi", anh nói.