TheửlýtộiphạmtronglĩnhvựcthuếSẽcụthểmọitìnhtiếxem bao bong da moi nhat hom nayo đó, qui định cụ thể một số tội danh như: Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp NSNN; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, thao túng chứng khoán...
Tăng nặng hình phạt mua bán trái phép hoá đơn
Dự thảo Thông tư nêu rõ tội trốn thuế là cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế đã dùng mọi thủ đoạn nhằm mục đích không nộp, nộp không đúng, không đầy đủ các loại thuế theo qui định của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, có 9 nhóm hành vi trốn thuế bao gồm: Việc nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; hành vi liên quan đến việc ghi chép sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; hành vi liên quan đến việc xuất hoá đơn xác định thuế; hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu bất hợp pháp làm sai lệch nghĩa vụ nộp thuế và các hành vi không nộp các loại thuế XK, NK và các loại hàng hoá được miễn thuế.
Đối với trường hợp trốn thuế đặc biệt nghiêm trọng được Dự thảo Thông tư qui định rõ, đó là những trường hợp người phạm tội trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng nhưng hành vi phạm tội diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có hệ thống, có sự câu kết chặt chẽ với nhân viên trong các cơ quan chức năng như cơ quan Thuế, Hải quan... để thực hiện tội phạm.
Luật sư Trần Đình Triển- Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, xu hướng hiện nay, các nước thường hạn chế tối đa hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Kể cả áp dụng biện pháp xử lý hình sự thì thường áp dụng hình phạt tiền, thay cho hình thức phạt tù. Việc phạt tù chỉ áp dụng đối với các trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì thế, áp dụng đối với thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam; cả nhà đầu tư và quy định pháp luật điều chỉnh còn đang từng bước chuyên nghiệp, minh bạch vì vậy không nên đưa hành vi gây thiệt hại hoặc thu lợi bất chính từ chứng khoán để xử lý hình sự. |
Hành vi mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách là một trong các hành vi như: Khai không đúng điều kiện để được mua hoá đơn do cơ quan Thuế phát hành; không huỷ hoá đơn được mua đã hết hạn sử dụng; bán hoá đơn đã mua và chưa lập; Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo qui định, trừ trường hợp mua bán hoá đơn do cơ quan Thuế phát hành; Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hoá, dịch vụ bán ra nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT, trốn thuế Thu nhập DN; Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
Dự thảo Thông tư qui định các hành vi vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp NSNN là một trong các trường hợp sau: Lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng qui định; Không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn; Làm hư hỏng, mất hoá đơn; Thực hiện huỷ hoá đơn; Xử lý việc mất, cháy, hỏng hoá đơn không theo đúng qui định của pháp luật.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết các tình tiết định khung tăng nặng như in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn chứng từ thu nộp NSNN với số lượng lớn, rất lớn và đặc biệt lớn. Các tình tiết này được hướng dẫn theo hướng có sự phân biệt giữa trường hợp chứng từ, hoá đơn thu nộp NSNN chưa sử dụng (dưới dạng phôi và trường hợp chứng từ, hoá đơn thu nộp NSNN đã sử dụng theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn. Chẳng hạn như: Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn chứng từ thu nộp NSNN dưới dạng phôi với số lượng từ 50 đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
Tương tự, đối hành vi mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ đã ghi nội dung nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật thì số lượng từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên là đặc biệt lớn.
Siết vi phạm chứng khoán
Ngoài ra, Dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lý nhóm tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán như: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Tội thao túng giá chứng khoán.
Theo đó, một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt như: Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp hành vi phạm tội đã làm rối loạn nghiêm trọng hoạt động của thị trường chứng khoán, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Trường hợp thiệt hại có thể xác định được bằng tiền thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng khi hành vi phạm tội đã gây thiệt hại cho nhà đầu tư số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng.
Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng là hành vi phạm tội đã làm cho nhà đầu tư thiệt hại số tiền từ 2 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, theo Dự thảo Thông tư thì người phạm tội được thu lời bất chính là thu được khoản lợi có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội.
T.Hằng