【lich thi dau hang 2 tbn】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghị quyết 55 tạo cơ hội tái cấu trúc ngành năng lượng
TheộtrưởngNguyễnChíDũngNghịquyếttạocơhộitáicấutrúcngànhnănglượlich thi dau hang 2 tbno Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng, việc triển khai Nghị quyết 55 là cơ hội để tái cấu trúc và phát triển toàn diện ngành năng lượng của Việt Nam |
Tham dự Diễn đàn cấp cao năng lượng 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định, năng lượng là một trong những thách thức lớn của Việt Nam. Do đó, Nghị quyết 55 NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045ra đời không chỉ có ý nghĩa với các thành phần doanh nghiệpngoài nhà nước, mà với nhiều điểm mới trong quan điểm phát triển, hoàn toàn tin tưởng Nghị quyết 55 sẽ tạo ra 1 làm gió mới cho việc phát triển năng lượng của quốc gia một cách bền vững hơn, hiệu quả hơn.
Việc triển khai Nghị quyết 55 chính là cơ hội để tái cơ cấutoàn diện ngành năng lượng trong nước, từ nghiên cứu phát triển (R&D) đến đầu tưsản xuất, thương mại, thị trường, từ đó không những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn tính đến xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Bởi vậy, tầm quan trọng của Nghị quyết 55 mang lại nhiều ý nghĩa hơn nữa, chùng ta cần phát triển theo hướng đó. Phải coi đây là cơ hội để cải cách, cơ cấu lại nền kinh tếvà đổi mới mô hình theo hướng xanh sạch, giảm khí thải. "Đây là thời cơ để chúng ta vừa tận dụng vừa cơ cấu lại để phát triển mạnh mẽ hơn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Đối với chương trình hành động triển khai Nghị quyết 55, Bộ trường Nguyễn Chí Dũng đề nghị cần phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, tập trung vào một số vấn đề cần lưu tâm.
Thứ nhất, cần xây dựng ngay các trung tâm R&D trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, từ chuyển giao công nghệ đến ứng dụng công nghệ, rồi hoàn thiện nâng cấp công nghệ, rồi phát triển những công nghệ mới theo hướng sử dụng ít đất hơn, công suất lớn hơn và giảm giá thành, đẩy mạnh nội địa hóa, giá điện có giảm thì mới cạnh tranh được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là những vấn đề mấu chốt và rất quan trọng để Việt Nam dần tiệm cận và tiến tới làm chủ được công nghệ. Chỉ có làm chủ đươc công nghệ mới có được hiệu quả cao nhất, bởi: "Ta không thể mãi đi nhập công nghệ rồi phát triển nguồn điện mà không tính đến các yếu tố để vươn lên làm chủ, dẫn dắt, đi trước, nếu không rất lãng phí".
Về nội địa hóa, quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là phải kết hợp được và liên kết với nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, chứ không thể tách rời, mạnh ai nấy làm, thiếu sự kết nối, thì sẽ triệt tiêu đi rất nhiều yếu tố tốt. Thúc đẩy đầu tư phát triển điện gió, điện ngoài khơi.
Khuyến khích phát triển, thực thi các quy định của pháp luật để sử dung năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đây là vấn đề rất quan trọng, cùng với đẩy mạnh và khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, bởi lĩnh vực này thu hút vốn tư nhân rất tốt, lại không phải đầu tư hệ thống đấu nối, truyền tải.
Tiếp đến, phải tập trung xây dựng chương trình đào tạo tổng thể cho nguồn nhân lực trong tất cả các phương thức phát triển năng lượng. Có cơ chế đấu thầu, cạnh tranh để lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện các dự ánvà nghiên cứu, tiến tới xây dựng một mạng lưới điện, kết nối với các thị trường trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan để bổ sung cho nhau đạt hiệu quả cao nhất.