Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức ở thời điểm khó khăn khi quan hệ Mỹ-EU ở tình trạng căng thẳng do chính sách thuế của nhà lãnh đạo Mỹ,ơlặplạikếtquảhộinghịthượngđỉnhGtạihộinghịthượngđỉnhận định inter turku việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đề nghị của Tổng thống Trump trong việc cải thiện quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những vấn đề này ngày càng làm gia tăng lo ngại về khả năng lặp lại kết quả của hội nghị thượng đỉnh G7 tại hội nghị thượng đỉnh NATO lần này.
Theo Giáo sư James Goldgeier chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ (AU), tại hội nghị thượng đỉnh NATO tới, Tổng thống Mỹ sẽ than phiền rằng các đồng minh đã không chi đủ tiền cho quốc phòng, giống như những gì ông đã nói tại hội nghị G7 hồi tháng 6 vừa qua tại Canada. Từ khi đắc cử đến nay, Tổng thống Trump luôn công kích các nước đồng minh NATO không công bằng khi dựa vào Mỹ để thanh toán các hóa đơn về ngân sách quốc phòng của họ. Chỉ 8 trong số 29 nước thành viên NATO hiện tại đáp ứng mục tiêu chi 2% ngân sách cho hoạt động quốc phòng, bao gồm Mỹ, Anh, Hy Lạp, Ba Lan, Latvia, Estonia, Romania và Lithuania. Mục tiêu này được thiết lập từ hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales năm 2014, theo đó các nước đồng minh đã nhất trí thực hiện mục tiêu đó đến năm 2024. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết có ít nhất 15 nước sẽ hoàn thành cam kết đến hạn chót vào năm 2024.
Tuy vậy, Tổng thống Trump vẫn muốn các nước đồng minh đẩy nhanh kế hoạch chi tiêu cho quốc phòng. Nhà lãnh đạo Mỹ đã gửi thư cho Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng như các nhà lãnh đạo của Bỉ, Na Uy yêu cầu họ phải thực hiện cam kết trên. Trước đó, trong các bức thư được gửi vào tháng 6/2018, Tổng thống Trump còn bóng gió về việc sẽ xem xét điều chuyển sự hiện diện quân đội của Mỹ ở các nước châu Âu nếu họ không tăng chi tiêu quốc phòng.
Tổng thống Trump cũng làm mất thể diện của NATO trong suốt hội nghị thượng đỉnh G7 khi nói rằng các nước đồng minh “tồi tệ như NAFTA”, thỏa thuận tự do thương mại giữa các nước Bắc Mỹ mà ông Trump muốn đàm phán lại hoặc rút khỏi.
Căng thẳng giữa Mỹ và EU ngày càng tăng sau khi ông Trump thúc đẩy kế hoạch đánh thuế thêm 25% đối với thép và 10% với nhôm nhập khẩu từ các nước EU, Canada và Mexico; gây sức ép cho các nước đồng minh châu Âu khi quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, buộc các nước đồng minh phải tìm cách bảo vệ các doanh nghiệp của họ tránh bị tác động bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhưng đồng thời cũng phải tìm cách cứu vớt thỏa thuận này.
Sự chia rẽ trong NATO đã được Tổng thư ký Jens Stoltenberg cảnh báo trong bài viết đăng trên tờ Guardian gần đây rằng “không có sự đảm bảo nào về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ luôn bền vững. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng sự đổ vỡ là không thể tránh khỏi. Chúng ta có thể duy trì tổ chức này và nhận lại những lợi ích cùng có lợi cho các nước thành viên”.
Trong khi đó, một nhóm các thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ đã gửi thư cho Tổng thống Trump, trong đó nhắc nhở ông về việc ai là đồng minh, ai là đối thủ của Mỹ. Các nghị sỹ Mỹ viết rằng: “Bên cạnh việc thúc ép các nước đồng minh NATO thực hiện cam kết của họ về dành 2% ngân sách cho quốc phòng thì cần thúc đẩy NATO về khả năng sẵn sàng chiến đấu, phản ứng nhanh, giải quyết các mối đe dọa tấn công mạng và các hình thái của chiến tranh hỗn hợp. Tổng thống Mỹ nên có tuyên bố mạnh về sự ủng hộ đối với các quốc gia dân chủ đã trở thành đồng minh của Mỹ và khẳng định Mỹ luôn sánh vai - không phải đối lập - với các nước đồng minh gần gũi nhất, lâu đời nhất như vậy”.