【bd ý】Chuyển giao vai trò Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án BOT cao tốc Trung Lương

Không có nhiều tiến triển tại Dự ánxây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận suốt 10 năm qua.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với Dự án đầu tưxây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức Hợp đồng BOT diễn ra vào hôm qua.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tếtrọng điểm phía Nam. Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Nhà đầu tư và các cơ quan có liên quan triển khai đạt khoảng 96% khối lượng giải phóng mặt bằng; đồng thời làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án.

Tuy nhiên, Dự án đang bị chậm tiến độ nhiều so với yêu cầu đặt ra (Dự án được khởi công năm 2009, đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc). Nguyên nhân là do việc huy động vốn gặp khó khăn, do thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách về đầu tư PPP, cũng như năng lực của Nhà đầu tư Dự án, từ đó yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Nhà đầu tư dự án phải tích cực, chủ động hơn nữa trong đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ để Dự án được thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2020.

Để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang, Nhà đầu tư Dự án và các cơ quan có liên quan có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ: Làm rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ Dự án cũng như trách nhiệm của các đơn vị có liên quan; đề nghị tiếp tục đầu tư Dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, đảm bảo thông tuyến vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang để đề xuất chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay vốn cũng như các vướng mắc khác đối với Dự án; đồng thời rà soát, xây dựng lại phương án tài chínhcủa Dự án trên cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân hàngthương mại nhà nước.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bên liên quan cơ cấu lại Nhà đầu tư Dự án, thay thế nhà đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tiếp tục đầu tư Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Trước đó,  Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã có công văn kiến nghị Thủ tướng và Bộ GTVT cho phép bổ sung nhân sự điều hành doanh nghiệpdự án bao gồm các chức danh chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Cố vấn từ Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả nhằm tăng cường năng lực quản trị, điều hành công trình xây dựng tuyến cao tốc huyết mạch từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để Dự án hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề nghị Bộ GTVT thống nhất việc thay thế và kế thừa toàn bộ số cổ phần của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh  – một trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư tại doanh nghiệp dự án (30% vốn điều lệ) bằng Công ty cổ phần Đèo Cả hoặc bằng Công ty cổ phần Đầu tư cầu đường CII. Nếu Yên Khánh không được thay thế bằng một nhà đầu tư có năng lực, ngân hàng sẽ không giải ngân, và như vậy Dự án chắc chắn sẽ đứng bên bờ đổ vỡ.Bên cạnh đó, để giảm bớt thủ tục trung gian, tăng cường phân cấp và để đẩy nhanh tiến độ Dự án, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển nhiệm vụ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho UBND tỉnh Tiền Giang.

Được biết, việc chuyển Dự án về cho tỉnh làm cơ quan quản lý có thẩm quyền chính là việc đưa tất cả trách nhiệm về một đầu mối có đầy đủ công cụ, quyền lợi, nghĩa vụ và sát sườn với dự án nhất để tỉnh chủ động quản lý nguồn và giá cả vật liệu vốn đang rất phức tạp, đồng thời trực tiếp giải quyết tình trạng mặt bằng còn xôi đỗ như hiện nay. Phương án này cũng đã và đang được áp dụng thuận lợi ở những tuyến cao tốc trọng điểm khác: Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Hữu Nghị - Chi Lăng.

Theo các chuyên gia, Dự án đã bị đình trệ 10 năm, nếu để Bộ GTVT tiếp tục làm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trong khi Bộ lại giao cho 1 cơ quan rất ít quyền lực thực tiễn như Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long làm đại diện), thì không có gì đảm bảo dự án sẽ không bế tắc tiếp.

Một vướng mắc nữa mà nhà đầu tư kiến nghị Chính phủ tháo gỡ là việc điều chỉnh quy định về lãi suất vay vốn. Hiện lãi suất áp vay vốn áp dụng cho Dự án ở mức7,82%/ năm. Trong khi đó Hợp đồng tín dụng đã ký lại ở mức 10,8%. Sự chênh lệch này dẫn đến việc không có khả năng thu hồi vốn, do đó không đảm bảo điều kiện để ngân hàng rót kinh phí cho dự án. Các cấp đã có rất nhiều cuộc họp và chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc này, nhưng hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Bên cạnh đó, trong thời gian chờ tháo gỡ các vướng mắc tín dụng, để chạy đua với thời gian cam kết thông tuyến năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền cần cho các nhà đầu tư của dự án huy động vốn tín dụng để thi công và ngân hàng tài trợ vốn cần bảo lãnh cho Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận thanh toán cho các nhà thầuđã huy động vốn ngắn hạn đó.