【ti so real】Ngành Thuế đuổi kịp cách mạng công nghiệp 4.0

nganh thue duoi kip cach mang cong nghiep 40

Ngành Thuế đã cung cấp 122 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Ảnh: Thùy Linh.

TMS – “xương sống” của ngành Thuế

Hiện nay,ànhThuếđuổikịpcáchmạngcôngnghiệti so real CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của ngành Thuế. Điều này đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời góp phần quản lý, thúc đẩy số thu tăng trưởng nhanh và bền vững.

Những năm qua, các dịch vụ điện tử như khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử… đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người nộp thuế; tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, mang lại hiệu ứng rất tích cực đối với người dân và xã hội. Các ứng dụng quản lý thuế điện tử này đều được xây dựng, vận hành trên cơ sở của ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). Đây là ứng dụng được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xác định là hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi (xương sống) để hỗ trợ công tác quản lý của ngành Thuế; thay thế cho các hệ thống ứng dụng quản lý thuế được triển khai phân tán ở cả 3 cấp của ngành Thuế từ năm 1998. Hệ thống này đã được phát triển và nâng cấp nhiều lần dựa trên kiến trúc ứng dụng cũ.

Theo ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, việc triển khai ứng dụng TMS đã góp phần hoàn thành kế hoạch cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế và là cơ sở để ngành Thuế thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ứng dụng TMS cũng là nền tảng để ngành Thuế thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011 – 2020.

“TMS là ứng dụng quản lý thuế tích hợp, xử lý tự động tối đa các nghiệp vụ về đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế, tính chậm nộp, tạo thông báo nợ, giám sát hoàn thuế... giảm bớt thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian cho cán bộ thuế. Vì vậy, công tác xử lý dữ liệu về thuế nhanh chóng, kịp thời hơn rất nhiều so với trước đây. Các cán bộ thuế đều có thể khai thác thông tin trên ứng dụng để nắm tình hình số thuế phải nộp, từng chứng từ nộp thuế để kịp thời đôn đốc thu thuế, thu nợ thuế”, ông Nguyễn Đại Trí thông tin.

Ứng dụng TMS là cơ sơ để ngành Thuế triển khai mở rộng các dịch vụ điện tử cung cấp cho người nộp thuế như: eTax, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử... TMS cũng giúp cơ quan Thuế cấp trên nắm được tình hình quản lý của cấp dưới; hỗ trợ tích cực cho lãnh đạo cơ quan thuế cấp trên trong công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành và quản lý đối với cơ quan thuế cấp dưới. Cụ thể, nhờ có cơ sở dữ liệu tập trung, việc cung cấp dữ liệu mang tính tổng hợp tại cấp tổng cục được nhanh hơn, thay vì phải tổng hợp từ hơn 700 cơ sở dữ liệu phân tán như trước đây. Công tác vận hành, quản trị, nâng cấp ứng dụng được thực hiện tập trung, thống nhất giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro, vì cả nước chỉ sử dụng cùng một phiên bản thống nhất tại một thời điểm.

nganh thue duoi kip cach mang cong nghiep 40
Ảnh: ST.

Hướng tới dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Tổng cục Thuế, tính đến hết năm 2017, trong 336 thủ tục hành chính có 161 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 48 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 5 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 122 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thể hiện sự nỗ lực của cơ quan Thuế suốt thời gian qua trong việc cải cách thủ tục hành chính.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tạo ra môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp, người dân trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thông qua việc kết nối mạng internet. Qua đó, cho phép người nộp thuế trực tiếp gửi hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử một cách nhanh chóng tại một địa chỉ duy nhất là Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Sự tương tác này còn giúp người nộp Thuế theo dõi từng “bước đi” về tiến độ thực hiện, kết quả giải quyết hồ sơ của cơ quan thuế hoặc nhận những chỉ dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, dễ dàng giám sát và quản lý các giao dịch khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, tình hình thực hiện nộp ngân sách, được hoàn trả những khoản thu ngân sách nhà nước thông qua tài khoản. Từ đó tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian, công sức chờ đợi vì không phải đi đến trực tiếp cơ quan Thuế hay quầy giao dịch của ngân hàng, Kho bạc và không lệ thuộc vào thời gian làm việc của các cơ quan liên quan.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, với “môi trường tương tác” ấy, dịch vụ thuế điện tử mang lại nhiều tiện ích cho người nộp thuế khi tham gia sử dụng dịch vụ này. Và rõ ràng điều đó không chỉ giảm thời gian, không gian vật lý khi thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, chi phí đi lại… mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, tính công khai minh bạch cao, tránh gây khó dễ, phiền hà cho người nộp thuế.

Có thể nói, ngành Thuế đã tạo môi trường tiện ích bằng việc không ngừng nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thủ tục thuế, vấn đề còn lại là cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng, thực hiện dịch vụ này ra sao để thuận cả đôi bên giữa nhà quản lý và người nộp thuế. Qua đó, thiết thực góp phần cùng ngành Thuế thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Và cũng từ đấy mà theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.