Báo cáo tại Đại hội,áochíngànhTàichínhCầunốichínhsáchtàichínhvớingườidâuzbekistan cup ông Trần Đức Khang - Phó Chủ tịch Liên chi hội cho biết, tính đến tháng 12-2011, ngành Tài chính có 13 cơ quan báo chí, bao gồm 2 báo viết, 10 tạp chí, các bản tin, báo điện tử và website của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế với gần 150 nhà báo chuyên nghiệp, hơn 100 cán bộ làm công tác báo chí và hàng trăm cộng tác viên.
Thông qua hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, báo chí ngành Tài chính luôn kịp thời truyền tải những chính sách pháp luật về kinh tế, tài chính đến độc giả cả nước và chỉ đạo của Bộ Tài chính trên mọi lĩnh vực công tác, đồng thời phản ánh nhiều thông tin từ thực tiễn, đóng góp tích cực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các cơ quan đơn vị; góp phần xứng đáng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và trách nhiệm đối với sự nghiệp báo chí tuyên truyền, Liên chi Hội Nhà báo ngành Tài chính đã đề ra 5 nhiệm vụ chính cần triển khai trong giai đoạn 2011-2015. Cụ thể:
Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, giáo dục bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị - xã hội, nhận thức về vai trò trách nhiệm, ý thức đạo đức nghệ nghiệp của người làm báo, góp phần tích cực vào việc phát triển, nâng cao vị thế của hệ thống báo chí ngành Tài chính, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính, là diễn đàn thiết thực của các tầng lớp dân cư, các nhà DN, các nhà quản lý kinh tế - tài chính - tiền tệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Ngành cũng như sự kỳ vọng của đông đảo cộng tác viên và độc giả.
Thứ hai, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính qua từng thời kỳ, nhất là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược để tham mưu cho Bộ về tầm nhìn dài hạn và định hướng công tác tuyên truyền.
Thứ ba, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hội viên.
Thứ tư, nâng cao hơn nữa chất lượng và uy tín "Giải báo chí toàn quốc viết về ngành Tài chính".
Thứ năm, tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý, chỉ đạo các cơ quan báo chí ngành Tài chính trên cơ sở có quy chế phối hợp với các bộ phận liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Gia Thái - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao kết quả báo chí ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua.
Ông Trần Gia Thái nhấn mạnh, làm báo viết về kinh tế là hết sức khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường với vốn kinh nghiệm không nhiều dẫn đến chính sách sẽ gặp phải những "phản ứng phụ". Do đó, nhà báo phải có ngòi bút sắc sảo, định hướng, hướng dẫn dư luận, điều này báo chí ngành Tài chính đã làm tốt.
Ông Thái khẳng định, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy để các báo ngành Tài chính phối hợp được tốt hơn với báo chí ngoài Ngành. Đồng thời, Hội cũng sẽ tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các hội viên để các phóng viên, những người làm báo ngành Tài chính hoàn thiện hơn.
Ban chấp hành Liên chi hội Nhà báo ngành Tài chính nhiệm kỳ 2011-2015 ra mắt tại Đại hội. Ảnh: M.Hùng. |
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đồng tình với những đánh giá trong báo cáo của Liên chi hội. Thứ trưởng nhận định, các chi hội, thời gian qua đã đóng góp tích cực vào hoạt động thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực tài chính; hoạt động tuyên truyền đã có nhiều kết quả khả quan, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Lượng thông tin trên các ấn phẩm báo chí ngành Tài chính đã phong phú, đa dạng hơn và chất lượng ngày một nâng cao, bám sát và phản ánh được những bất cập trong cơ chế chính sách và là cầu nối giữa Ngành với các cơ quan liên quan và người dân.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, các cơ quan báo chí của Ngành tuy nhiều nhưng chưa mạnh, trình độ chuyên môn của một bộ phận chưa cao, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu Bộ đặt ra. Đặc biệt, Liên chi hội chưa thực sự thể hiện vai trò của mình trong tham mưu và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí và tuyên truyền.
Đứng trước những tồn tại đó, Thứ trưởng yêu cầu, trong nhiệm kỳ 2011-2015, Liên chi hội Nhà báo ngành Tài chính cần chú trọng xây dựng bộ máy chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả, tiếp tục tăng số lượng chi hội và hội viên.
Bên cạnh đó, báo chí ngành Tài chính cần đổi mới nội dung, chất lượng, nâng cao vị thế trong làng báo cả nước; phát triển trở thành kênh thông tin hữu hiệu, phản biện chính sách; là cầu nối dư luận xã hội. Đặc biệt, các ấn phẩm phải tăng cường các bài viết có tính định hướng, đưa chủ trương đường lối đến với xã hội, người dân.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam quan tâm giúp đỡ Liên chi hội trong công tác tuyên truyền và yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tích cực cung cấp thông tin kịp thời cho các ấn phẩm báo chí của Ngành.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Liên chi hội Nhà báo ngành Tài chính nhiệm kỳ 2011-2015 gồm 7 đồng chí: Phạm Doãn Quân- Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Phạm Văn Hoành- Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam, Phạm Thu Phong- Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính, Vũ Thị Ánh Hồng- Tổng Biên tập Báo Hải quan, Nguyễn Ngọc Tú- Tổng biên tập Tạp chí Thuế, Trần Mai Lâm- Phó Tổng biên tập Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, Hoàng Việt Hà- Phó Tổng biên tập Tạp chí Tài chính Bảo hiểm.
Trần Thắng