88Point

Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuấn qua.Đ& bxh u19 nga

【bxh u19 nga】Nới công suất sân bay Chu Lai; 1.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Phố Nối A

Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuấn qua.

Đà Nẵng duyệt danh mục 57 dự ántrọng điểm kêu gọi đầu tư

57 dự án trọng điểm đứng đầu là kêu gọi đầu tư hạ tầng và công nghệ thông tin,ớicôngsuấtsânbayChuLaitỷđồngxâydựnghạtầngKCNPhốNốbxh u19 nga mỗi lĩnh vực 10 dự án; tiếp theo là giáo dục-đào tạo; Y tế; dịch vụ du lịch và thương mại..

UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt điều chỉnh danh mục 57 Dự án trọng điểm thu hút đầu tư vào thành phố giai đoạn 2020-2025.

Theo đó, giao thông, cơ sở hạ tầng, logistics có 10 dự án. Trong đó có dự án cảng Liên Chiểu tổng mức đầu tư dự kiến nhà nước đầu tư 3.426,3 tỷ đồng và tư nhân đầu tư 3.951,8 tỷ đồng, dự án di dời ga đường sắt và tái thiết đô thị vốn đầu tư dự kiến 12.636 tỷ đồng, đường hầm qua sân bay Đà Nẵng tổng mức đầu tư dự kiến 8.228 tỷ đồng. Dự án xe điện bánh sắt (tramway) với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 54.500 tỷ đồng. Dự án tàu điện kết nối Đà Nẵng – Hội An, tổng vốn đầu tư khoảng từ 7.497 đến 14.995 tỷ đồng.

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có 6 dự án gồm Trường đào tạo liên cấp quốc tế (huyện Hòa Vang, diện tích 1,8ha); Trung tâm đào tạo kỹ năng quốc tế (huyện Hòa Vang, diện tích 46ha) tổng vốn đầu tư dự kiến 227,7 tỷ đồng; khu đô thị đại học (quận Ngũ Hành Sơn, diện tích 20ha) vốn đầu tư dự kiến 342 tỷ đồng; trường mầm non tại khu đất quy hoạch thuộc khu ở (Khu công nghệ cao Đà Nẵng), Trường đại học Quốc tế (huyện Hòa Vang) tổng vốn đầu tư dự kiến 1.138 tỷ đồng; Trường cao đẳng đào tạo lao động tay nghề cao theo chuẩn quốc tế và khu vực (huyện Hòa Vang) vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực y tế có 4 dự án. Trong đó dự án Trung tâm điều trị ung bướu quốc tế chất lượng cao quy mô 500 giường bệnh có tổng mức đầu tư dự kiến 11.000 tỷ đồng.

Du lịch, dịch vụ, thương mại có 11 dự án. Các dự án đáng chú ý có thể kể đến như bến du thuyền quốc tế (khu vực từ đường Bạch Đằng đến đường Như Nguyệt); chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng du lịch; công viên bách thảo (huyện Hòa Vang, diện tích 200ha); trung tâm mua sắm giải trí ngầm (quận Ngũ Hành Sơn, diện tích 3ha) vốn đầu tư dự kiến 910,8 tỷ đồng; trường đua ngựa và trang trại nuôi ngựa (quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang) tổng mức đầu tư 4.554 tỷ đồng; khu phức hợp trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp (quận Sơn Trà, diện tích khoảng 61.767m2); khu đô thị thông minh - phi thuế quan sườn đồi (huyện Hòa Vang, diện tích 850ha)…

Văn hóa - thể thao có 4 dự án. Trong đó có dự án nhà hát lớn thành phố có tổng mức đầu tư dự kiến 5.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực công nghệ thông tin, hạ tầng công nghiệp có 10 dự án. Lĩnh vực Công nghiệp công nghệ cao có 4 dự án. Trong đó có dự án thuộc lĩnh vực công nghệ hàng không, vũ trụ với suất đầu tư 10-15 triệu USD/ha; công nghệ thiết kế, chế tạo robot với suất đầu tư 8-15 triệu USD/ha; sản xuất chip, cảm biến sinh học với suất đầu tư 10-15 triệu USD/ha…

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 7 dự án đều ở huyện Hòa Vang. Lĩnh vực môi trường 1 dự án.

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cổ Chiên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Cổ Chiên, tình Trà Vinh.

Một góc TP Trà Vinh

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Cổ Chiên do Công ty TNHH Phát triển và đầu tư hạ tầng Trà Vinh làm chủ đầu tư, địa điểm thực hiện dự án tại xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

Dự án có quy mô sử dụng đất gần 200 ha, trong đó phần đất xây dựng hạ tầng KCN là 196,45 ha và phần đất hành lang bảo vệ đường bộ Quốc lộ 60 là 3,53 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 748,98 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 112,35 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Trà Vinh hướng dẫn nhà đầu tư cụ thể tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014.

Đồng thời, UBND tỉnh Trà Vinh chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung tiếp thu, giải trình và thẩm định theo quy định của pháp luật; đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm về việc đề xuất lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan...

Quảng Nam đề xuất nới công suất sân bay Chu Lai lên 10 triệu khách/năm vào năm 2030

UBND tỉnh Quảng Nam kỳ vọng Cảng hàng không Chu Lai sẽ sớm trở thành cảng hàng không quốc tế, đầu mối logistics lớn với công suất 10 triệu hành khách/năm.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng hàng không Chu Lai.

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất các nội dung quy hoạch phát triển Cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không quốc tế thời kỳ 2021-2030 với quy mô, cấp sân bay 4E và đến năm 2050 thành cảng hàng không quốc tế cửa ngõ (thay thế Cảng hàng không Đà Nẵng) với quy mô, cấp sân bay 4F; đồng thời quy hoạch trung tâm logistic kết hợp với sân bay Chu Lai, trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại sân bay Chu Lai.

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh công suất thiết kế phục vụ hành khách tại Cảng hàng không Chu Lai đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm thay cho 5 triệu hành khách/năm theo dự thảo quy hoạch.

Theo giải thích của UBND tỉnh Quảng Nam, tại vùng Đông tỉnh Quảng Nam có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang đầu tư các Dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn có quy mô lớn (trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động như dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An vốn đầu tư 4 tỷ USD, dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng và một số dự án du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng khác có số vốn lớn đầu tư trong giai đoạn 2021-2025), với số phòng đăng ký đầu tư khoảng hơn 20.000 phòng.

Ngoài ra, trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam hiện nay có một số Dự án đầu tư lớn đang triển khai như các Dự án khí - điện (trong đó có Dự án Cá Voi Xanh) và các Dự án đầu tư Khu công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp Tam Anh, Khu công nghiệp cơ khí ô tô mở rộng Chu Lai Trường Hải. Trên địa bàn Khu kinh tếDung Quất cũng đang triển khai đầu tư nhiều dự án lớn như Dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án Khu du lịch sinh thái Vạn Tường của Tập đoàn FLC và nhiều dự án Khu đô thị, công nghiệp trên địa bàn Quảng Ngãi.

Đến năm 2030, khi các dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng khách đến Quảng Nam qua Cảng hàng không Chu Lai sẽ đạt 10 triệu khách/năm.

Về danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam đề nghị bổ sung danh mục đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh phía Tây sân bay Chu Lai và đầu tư xây dựng nhà ga hành khách có công suất phục vụ 5 triệu hành khách/năm, sân đỗ, các hạng mục phục vụ bay trong giai đoạn 2021-2025, theo thống nhất trước đó giữa lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vào tháng 11/2020.

Đà Nẵng: Khởi công nhiều dự án trong tháng 3 và 30/4

Nhiều công trình với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng nhân ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3) và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng đang hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư để khởi công công trình Trạm trung chuyển rác thải khu vực Sơn Trà vào dịp 29/3.

Mô hình nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprise tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Công trình được xây dựng tại khu vực Trạm xử lý nước thải Thọ Quang cũ (xử lý nước thải thủy sản của Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang) đã được thay thế bằng Trạm xử lý nước thải Sơn Trà có diện tích rộng và công nghệ xử lý hiện đại, hiệu quả hơn. Công trình có công suất xử lý 100 m3/ngày. Nước thải sau xử lý sẽ được đấu nối, đưa về Trạm xử lý nước thải Sơn Trà để tiếp tục xử lý.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, giới thiệu về công nghệ cũng như các vấn đề bảo đảm môi trường khu vực xung quanh công trình Trạm trung chuyển rác thải đường Lê Thanh Nghị (quận Hải Châu) để người dân sinh sống ở khu vực xung quanh đồng thuận, nhằm sớm khởi công công trình.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng đang trình hồ sơ lên Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt điều chỉnh bản vẽ thiết kế thi công công trình quảng trường kết hợp bãi đỗ xe cuối tuyến đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu). Công trình có tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ đồng với các hạng mục như: san nền, xây kè bê-tông xây dựng sân nền quảng trường, lối đi dạo, sân tập thể dục (lát đá granite), bệ ngồi (xây gạch thẻ ốp đá granite)… Sau khi Sở Xây dựng thẩm định và phê duyệt xong, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu, phấn đấu khởi công công trình vào dịp 30/4 năm nay.

Đáng chú ý trong đợt này, Công ty CP Cảng Đà Nẵng thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng khu bãi chứa hàng (container) có tổng diện tích 20ha tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng để hình thành một trung tâm logistics của miền Trung và Tây Nguyên.

Tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, theo ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban này cho hay, đơn vị đang phối hợp với nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ khẩn trương triển khai các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprise có tổng mức đầu tư 110 triệu USD trong quý III/2021 tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Cùng với các dự án trên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, dự kiến trong năm 2021, sẽ khởi công các dự án: Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 2) và khu vực phía nam Thành Điện Hải; cải tạo, nâng cấp cơ sở số 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng; Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng (giai đoạn 1); Trường THPT Hòa Vang (cơ sở 2); nâng cấp, cải tạo Trường THPT Phan Châu Trinh (cơ sở ở số 154 Lê Lợi); Trạm trung chuyển rác thải khu vực Cẩm Lệ (phường Hòa Xuân); Khu tái định cư phục vụ giải tỏa Làng Đại học Đà Nẵng; cải tạo và bổ sung trang thiết bị Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng và Trung tâm kỹ thuật, khám, điều trị chất lượng cao (400 giường); Trung tâm Y tế quận Thanh Khê (giai đoạn 1); kiến trúc cảnh quan công viên cây xanh xung quanh hồ điều tiết thuộc Khu dân cư Phong Bắc 2; Khu tái định cư tây nam làng đá mỹ nghệ Non Nước (giai đoạn 2); Khu vực phía tây hồ điều tiết thuộc khu dân cư Phần Lăng 2 (giai đoạn 2); bãi đỗ xe tại số 255 Phan Châu Trinh (giai đoạn 2); bãi đỗ xe ở số 166 đường Hải Phòng (giai đoạn 1)...

Ngành dệt may được kỳ vọng sẽ phục hồi hoàn toàn trong quý IV năm nay

Đánh giá này dựa trên hai nguyên do gồm nhu cầu bị dồn nén mạnh ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và nỗ lực tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại.

Xuất khẩu dệt may đến EU giai đoạn 2015-2020 (ảnh trái) và các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dệt may vào EU (triệu USD).

Sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Nhìn lại quá khứ, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và phải mất khoảng 2 năm (từ 2008 đến 2010) để ngành dệt may có thể hồi phục hoàn toàn. 

Theo báo cáo thị trường dệt may toàn cầu (TGMR), tổng cầu dệt may thế giới dự kiến sẽ tăng từ 594 tỷ USD năm 2020 lên 654 tỷ USD vào năm 2021. 

Sự tăng trưởng này chủ yếu do các công ty đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất và dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vốn dẫn đến các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, làm việc từ xa và đóng cửa các hoạt động thương mại. 

ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ, lên 115 tỷ USD, trong khi tổng nhu cầu dệt may đối với thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021.

Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng, ngành dệt may sẽ phục hồi hoàn toàn trong quý IV/2021 vì nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau đại dịch ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các Hiệp định thương mại tự do sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu của ngành.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành này trong năm nay vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Giá trị xuất khẩu ngành này trong cả năm ước đạt 38 tỷ USD (tăng 10,2% so với cùng kỳ) và sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, đạt 42 tỷ USD. 

Công ty cổ phần may sông Hồng (mã: MSH) được đánh giá là một trong những doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất vì 90% doanh thu của doanh nghiệpnày đến từ các đơn đặt hàng xuất khẩu. 

Thêm vào đó, may sông Hồng là công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất thời trang cao cấp cùng với lực lượng lao động chất lượng cao và năng lực sản xuất tốt hơn các công ty cùng ngành, từ đó sẽ thúc đẩy sự phục hồi của công ty.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG) và Công ty dệt may Thành Công (mã: TCM) được đánh giá là hai doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA và CPTPP. 

EU vốn là thị trường xuất khẩu chính của TNG (chiếm 53% doanh thu) và 40% nguyên liệu đầu vào của TNG đến từ thị trường nội địa.

Và là nhà sản xuất dệt may nội địa duy nhất sở hữu đầy đủ chuỗi cung ứng sợi, dệt, nhuộm, may và phân phối, dệt may Thành Công có đầy đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ của CPTPP và EVFTA. 

Trong tổng giá trị xuất khẩu của dệt may Thành Công, tỷ trọng cho thị trường EU được dự báo sẽ tăng lên 15% trong năm 2021 từ 5% trong năm 2020.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã: STK) cũng là doanh nghiệp được hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP vì họ nhà sản xuất sợi lớn thứ hai của Việt Nam về công suất với 63.000 tấn sợi mỗi năm.

Để được hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp dệt may sẽ ưu tiên cho sợi sản xuất trong nước vì Hiệp định yêu cầu các bước chuyển tiếp từ sợi được thực hiện tại các nước thành viên CPTPP. 

Đây cũng là lý do khiến doanh thu của Sợi Thế Kỷ từ xuất khẩu tại chỗ và thị trường nội địa được dự đoán chiếm 65% tổng doanh thu trong năm 2021 (năm 2020 là 59%). 

Trong giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đầu tư vào ngành dệt may duy trì xu hướng tăng từ 1.024 tỷ USD (2017) lên 1.353 tỷ USD (2018) và 1.309 tỷ USD (2019).  

Vốn FDI đầu tư vào dệt nhuộm chiếm khoảng 60% trong giai đoạn 2018-2019. Các Dự án đầu tư trong giai đoạn này đã góp phần làm tăng sản lượng vải cho Việt Nam trong thời giai qua. 

Chia sẻ với baodautu.vn, ông Đặng Triệu Hòa, Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ đánh giá, do ảnh hưởng của đại dịch nên trong năm 2020 nhiều dự án đầu tư mới trong ngành dệt may bị đình lại. 

“Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, với sự phục hồi của các đơn hàng may mặc (từ quý IV/2020) và xu hướng đơn hàng may mặc sẽ đổ về Việt Nam để tận dụng các ưu đãi  thuế quan theo các Hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều dự án vào lĩnh vực dệt nhuộm trong thời gian tới”, ông Đặng Triệu Hoà chia sẻ. 

Vị này cũng cho biết, trong giai đoạn 2019, nhiều khách hàng của Sợi Thế Kỷ đã tăng công suất và theo thông tin mà doanh nghiệp này có được, nhiều khách hàng có kế hoạch tiếp tục tăng công suất trong các năm tới. 

Khu vực phía Nam thu hút nhiều dự án của nhà đầu tư “quen mặt”

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các địa phương phía Nam đầu năm mới khá khởi sắc, chủ yếu là của các doanh nghiệp “quen mặt”, đã có dự án hoạt động hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, dòng vốn FDI vào các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, chủ yếu đổ vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, cho thuê nhà xưởng… Hầu hết các Dự án được cấp phép mới hay điều chỉnh tăng vốn đầu tư là của các doanh nghiệp FDI đã có dự án đầu tư hoạt động hiệu quả tại các địa phương này.

Vốn FDI vào các địa phương phía Nam đầu năm mới khá khởi sắc.

Ông Masato Kataoka, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ojitex Việt Nam (Nhật Bản) cho biết, doanh nghiệp vừa được chính quyền tỉnh Đồng Nai cấp phép cho dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 60 triệu USD.

Từ đầu năm đến nay, tại Đồng Nai, hàng chục doanh nghiệp FDI đã có dự án sản xuất, nay quyết định mở rộng dự án hay đầu tư thêm dự án mới. Trong đó, có một số dự án có quy mô vốn lớn, như Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc) có vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD. Hay Công ty TNHH Platel Vina (Hàn Quốc) có vốn đầu tư đăng ký 30 triệu USD… Điểm chung là các doanh nghiệp này đều đã có dự án sản xuất tại TP.HCM và Đồng Nai từ trước và hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tại Bình Dương, từ đầu năm đến nay đã thu hút được hơn 301 triệu USD vốn FDI, trong đó, số vốn cấp mới là hơn 253 triệu USD… Các doanh nghiệp mới được cấp phép lại là những nhà đầu tư “quen mặt” ở Bình Dương từ nhiều năm nay.

Ngay dịp đầu năm, Khu công nghệ cao TP.HCM liên tiếp đón dòng vốn FDI, khi Công ty Intel Products Việt Nam (Hoa Kỳ) nhận Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án, với vốn đầu tư tăng thêm 475 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư cho dự án lên hơn 1,5 tỷ USD.

Theo đại diện của doanh nghiệp, khoản đầu tư này giúp Intel tăng cường sản xuất các sản phẩm 5G của Intel, bộ xử lý Intel Core với công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10…

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thông tin, tính đến đầu năm nay, trong các KCN Đồng Nai có 372 dự án Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 6,16 tỷ USD và 253 dự án từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 4,87 tỷ USD.

“Gần đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục đầu tư mới và tăng vốn mở rộng sản xuất tại Đồng Nai với nhiều lĩnh vực hoạt động khá phong phú như sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…”, ông Cao Tiến Dũng thông tin.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản được nhìn nhận là sẽ đầu tư mạnh vào các lĩnh vực như sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…

Trong khi đó, đại diện Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM cho biết, do quỹ đất để thu hút đầu tư ở khu hiện hữu còn rất ít, nên các dự án được cấp phép sẽ chủ yếu là điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Trong thời gian tới, Ban sẽ tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án Công viên khoa học và công nghệ có quy mô diện tích hơn 160 ha, với mục tiêu thu hút các dự án công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao của các tập đoàn lớn, thương hiệu toàn cầu.

Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, trong năm nay, Hepza đặt mục tiêu thu hút 550 triệu USD vốn đầu tư, tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu và công nghiệp hỗ trợ.

Bổ sung quy định chuyển cửa khẩu hàng nhập tại cảng cạn Long Biên (Hà Nội)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg trong đó bổ sung quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Long Biên thành phố Hà Nội.

Cảng cạn Long Biên, thành phố Hà Nội

Cụ thể, Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội.
Theo đó, sửa đổi tên Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg thành: Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, cảng cạn Long Biên thành phố Hà Nội.

Như vậy, Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg đã bổ sung quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Long Biên thành phố Hà Nội.

Quyết định nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế, cảng biển được chuyển cửa khẩu về cảng cạn ICD Mỹ Đình và cảng cạn Long Biên để làm thủ tục hải quan là hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ), trừ hàng hóa là: tàu bay, du thuyền; xăng các loại; tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định; phế liệu theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thời gian lưu giữ hàng hóa để hoàn thành thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình và cảng cạn Long Biên tối đa là 30 ngày kể từ thời điểm hàng về đến cảng cạn ICD Mỹ Đình và cảng cạn Long Biên trừ trường hợp hàng hóa phải chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, hoặc đang xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền.

Hàng hóa đã được chuyển cửa khẩu về cảng cạn ICD Mỹ Đình và cảng cạn Long Biên thì không được chuyển tiếp đến các địa điểm khác để thực hiện thủ tục hải quan.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng cạn ICD Mỹ Đình và doanh nghiệp kinh doanh cảng cạn Long Biên, quyết định nêu rõ, chỉ cho phép đưa ra khỏi khu vực cảng cạn ICD Mỹ Đình, cảng cạn Long Biên các lô hàng đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản hoặc địa điểm kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, hoặc lưu giữ trong cảng cạn ICD Mỹ Đình, cảng cạn Long Biên; định kỳ hàng tháng báo cáo với cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và vận chuyển đến về tình hình hàng hóa đã được chuyển cửa khẩu về cảng cạn ICD Mỹ Đình, cảng cạn Long Biên.

Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu về cảng cạn ICD Mỹ Đình và cảng cạn Long Biên thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ 1/5/2021.

Tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp hoạt động XNK 

Theo Bộ tài chính, việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn. Lượng doanh nghiệp về làm thủ tục tăng, từ đó số thuế thu được qua các năm có sự gia tăng. Đơn cử như giai đoạn đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng số thuế thu được đối với doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình đảm bảo theo chỉ tiêu của Bộ Tài chínhgiao, duy trì mức độ ổn định so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh thời gian thông quan hàng hóa được rút ngắn 30% so với thời gian thông quan tại cửa khẩu, giảm chi phí và doanh nghiệp có thể lấy hàng nhanh chóng.

Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn đề còn hạn chế khi chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình là mặt bằng tại đây còn hạn hẹp dẫn đến việc làm thủ tục hải quan còn hạn chế. Đặc biệt việc vận chuyển hàng hóa trong thời gian cấm đường, các phương tiện vận tải như xe container không thể đi vào các tuyến đường nối đến cảng cạn ICD Mỹ Đình, dẫn đến hàng hóa phải chờ đợi tại khu vực ngoại thành, làm kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, cảng cạn Long Biên hiện có nhiều tiềm năng để phát triển nếu được phép làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp do thời gian vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ các cửa khẩu về cảng cạn Long Biên không bị giới hạn về thời gian. Đồng thời giảm ách tắc hàng hóa phải chờ đợi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại cảng cạn Long Biên đã đáp ứng và đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Tại đây, cơ quan Hải quan đã đầu tư, trang bị 1 máy soi container di động nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hàng hóa XNK và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, thông quan giải phóng hàng nhanh chóng. Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) đã được triển khai nhằm đảm bảo kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào kho, bãi, cảng. Ngoài ra cảng cạn Long Biên đã phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc triển khai giám sát vận chuyển hàng hóa XNK bằng hệ thống giám sát trực tuyến thông qua thiết bị seal định vị điện tử…

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tại nhiều nước hầu hết các khâu kiểm tra, xử lý hàng container được chuyển về các Depot (Đề-pô) xử lý hàng container, các khu vực dịch vụ logistics ở khu vực hậu cần của cảng biển. Đây là những cảng cạn nối dài của cảng biển được chọn có đầy đủ không gian, thời gian, trang thiết bị và nhiều kết nối cần thiết khác theo nhu cầu của chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu với đầy đủ điều kiện cần thiết. Cảng cạn kết hợp với các khu công nghiệp còn là giải pháp góp phần phân tán cường độ vận tải container, hàng hóa trên nhiều tuyến đường kết nối cảng biển và là giải pháp tạo điều kiện phát triển bao trùm, hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho nhiều địa phương trong khu vực thị trường rộng lớn của cảng biển, trong đó có quyền chọn lựa theo lợi ích của người gửi và người nhận hàng, không phải chen lấn, quá tập trung vào cảng biển.

Chính vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc bổ sung cảng cạn Long Biên vào Quyết định 38/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ khắc phục được những hạn chế mà cảng cạn ICD Mỹ Đình đang gặp phải nên sẽ tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp hoạt động XNK trên địa bàn thủ đô và các vùng lân cận.

Bổ sung Khu công nghiệp Đồng Sóc vào quy hoạch

Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Đồng Sóc, tỉnh Vĩnh Phúc vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam.

KCN Đồng Sóc có quy mô 208,5 ha tại xã Vân Xuân, xã Vũ Di và thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Các KCN khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại các công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2014, số 1815/TTg-KTN ngày 13 tháng 10 năm 2015, số 1189/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2017 và số 02/TTg-CN ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch KCN Đồng Sóc; sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án phát triển hệ thống KCN trên địa bàn Tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đảm bảo không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Đồng thời, chỉ đạo cập nhật nhu cầu sử dụng đất của KCN Đồng Sóc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong khu vực Dự án trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất được Chính phủ cho phép tại Nghị quyết số 49/NQ-CP; đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 58 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan. Có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.

Chỉ đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và yêu cầu nhà đầu tư hạ tầng các KCN Bá Thiện và Tam Dương II - khu A sớm xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tập trung thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển các KCN với các công trình nhà ở công nhân, các công trình xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động trong KCN; đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của KCN.

Thực hiện lựa chọn và thu hút nhà đầu tư hạ tầng có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm để đầu tư KCN Đồng Sóc theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan có liên quan và nhà đầu tư cụ thể hóa phương án đền bù giải phóng mặt bằng, kết nối hạ tầng, phương án cung cấp nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng điện nước và các yếu tố cần thiết khác để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN trong quá trình lập dự án và lựa chọn nhà đầu tư.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, làm rõ nguyên nhân của việc chưa cập nhật đầy đủ diện tích quy hoạch phát triển các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào Nghị quyết số 49/NQ-CP; trên cơ sở đó báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện việc điều chỉnh các quyết định đã ban hành, đảm bảo tổng diện tích quy hoạch phát triển các KCN phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp phân bổ cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện kiểm tra việc quy hoạch và thành lập KCN; cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo các khu công nghiệp đã thành lập trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN chậm triển khai; xem xét việc đưa ra khỏi quy hoạch hoặc điều chỉnh giảm diện tích KCN theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP đối với KCN nằm trong quy hoạch nhưng không có khả năng triển khai. Áp dụng quy định của pháp luật để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN không có khả năng thực hiện.

Quảng Trị muốn tự đầu tư sân bay theo hình thức PPP

UBND tỉnh Quảng Trị muốn đảm nhận vai trò Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai Dự án xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức PPP.

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký tờ trình số 13/UBND –TTr gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị.

Phối cảnh cảng hàng không Quảng Trị.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án.

“UBND tỉnh Quảng Trị cam kết triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ”, tờ trình số 13 nêu rõ.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt vào năm 2018, cảng hàng không Quảng Trị có vai trì là cảng hàng không nội địa, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với quy mô: sân bay dân dụng cấp 4C và quân sự cấp II; công suất 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Sân bay có diện tích sử dụng đất là 316 ha tại các xã Gio Quang, Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết là đã chủ động ưu tiên nguồn lực của địa phương để thực hiện cắm mốc quy hoạch sử dụng đất và GPMB. Công trình này đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn T&T, FLC… quan tâm nghiên cứu triển khai Dự án theo hình thức PPP.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam từng đề xuất xây dựng tại Cảng hàng không Quảng Trị 1 đường cất hạ cánh kích thước 2.400 m x 45m, lề đường cất hạ cánh rộng 7,5 m mỗi bên, hướng 04 – 22, kết cấu đường cất hạ cánh đảm bảo khai thác tàu bay A320/321 và tương đương; 1 sân đỗ đáp ứng tối thiểu 5 vị trí đỗ tàu bay A320/321; các công trình đảm bảo hoạt động bay đồng bộ theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

Cảng hàng không Quảng Trị được quy hoạch xây dựng 1 nhà ga hành khách tại khu vực phía Nam sân đỗ tàu bay, quy mô 2 cao trình, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10.000 m2, công suất 1 triệu hành khách/năm và có đất dự trữ mở rộng khi có nhu cầu…

Theo tính toán, để xây dựng mới Cảng hàng không Quảng Trị đáp ứng quy mô quy hoạch nói trên cần khoảng 8.014 tỷ đồng; nguồn vốn dự kiến huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, PPP.

Mục tiêu của Dự án xây dựng Cảng hàng không/sân bay nội địa tại Quảng Trị nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, tạo động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy phát triển du lịch. Khai thác tiềm năng lợi thế một tỉnh ven biển có chiều dài bờ biển 75km, thu hút đầu tư vào khu kinh tế trọng điểm, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Quảng Trị, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Phố Nối A

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha.

Khu công nghiệp Phố Nối A

Dự án trên do Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư.

Dự án được thực hiện tại xã Minh Hải, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm và thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với tổng vốn đầu tư là 1.082 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hưng Yên lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan; tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai.

UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên yêu cầu Nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất của Dự án phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và môi trường; cam kết đảm bảo góp đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…

Đồng Nai gấp rút giải phóng mặt bằng Đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch

Theo thông tin của Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận, đơn vị được Bộ Giao thông- Vận tải giao nhiệm vụ quản lý dự án Đường vành đai 3, thì Dự án 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) Đường vành đai 3 vừa ký hợp đồng tư vấn để chuẩn bị khởi công trong năm 2021.

Dự án 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1) dự kiến được khởi công xây dựng vào quý III- 2021 sẽ góp phần khép kín dần Đường vành đai 3, tuyến đường trọng điểm của TP.HCM và cả vùng Đông Nam bộ. Ảnh: Phạm Tùng

Theo đó, hợp đồng có thời hạn 12 tháng, trong đó có 8 tháng thiết kế kỹ thuật và 4 tháng hỗ trợ đấu thầu. Đơn vị tư vấn trúng thầu là Công ty Pyunghwa Engineering Consultant Ltd (Hàn Quốc). nhà thầu tư vấn Pyunghwa Engineering Consultant Ltd đang triển khai công tác thiết kế và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II-2021.

Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch có chiều dài hơn 34km được chia làm 2 dự án thành phần 1A và 1B. Trong đó, dự án thành phần 1A dài hơn 8,7km, kết nối từ tỉnh lộ 25B (tỉnh Đồng Nai) đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Dự án thành phần 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 6,3km. Mức đầu tư dự án này gần 5,3 ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Phần giải phóng mặt bằng tách thành dự án riêng do tỉnh Đồng Nai và TP.Thủ Đức thực hiện.

Giai đoạn 1, Dự án 1A có quy mô đường rộng 20- 26m, 6 làn xe, vận tốc 80km/giờ. Khi hoàn thành, tuyến đường giúp rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đến TP.HCM và tỉnh Bình Dương, đồng thời góp phần phân luồng từ xa giảm ùn tắc cho khu nội đô TP.HCM.

Về công tác giải phóng mặt bằng đoạn đi qua địa bàn Đồng Nai, hiện nay địa phương này đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể, Đồng Nai đã tính toán để thực hiện công tác đo vẽ, kiểm đếm đất đai, bố trí tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, để dự án tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện thu hồi diện tích gần 50ha đất trên địa bàn 2 xã Long Tân và Phú Thạnh huyện Nhơn Trạch.

Theo UBND huyện Nhơn Trạch, đối với đoạn qua xã Long Tân, diện tích đất cần thu hồi phục vụ dự án khoảng 25ha thuộc quyền sử dụng của 121 hộ dân. Đến nay, các cơ quan chức năng của huyện Nhơn Trạch đã tiến hành kiểm đếm hiện trạng sử dụng đất được 119 hộ. Đồng thời, đã hoàn chỉnh việc xác nhận thẩm tra nguồn gốc đất, áp giá bồi thường đối với 101 hộ. Cùng với đó, Hội đồng Bồi thường dự án cũng đã xét tái định cư cho 21 hộ dân vùng dự án.

Đoạn Vành đai 3 qua xã Phú Thạnh có tổng diện tích đất cần thu hồi khoảng 22ha với 331 hộ dân bị ảnh hưởng. Hiện nay, các cơ quan chức năng của huyện Nhơn Trạch đã hoàn tất việc kiểm đếm hiện trạng sử dụng đất của tất cả các hộ. Thực hiện xác nhận thẩm tra nguồn gốc đất, áp giá bồi thường đối với 205 hộ và xét tái định cư cho 98 hộ dân vùng dự án.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư tổ chức thi công, UBND huyện Nhơn Trạch đang kiến nghị Sở tài chính tỉnh Đồng Nai hỗ trợ đẩy nhanh công tác thẩm định giá đất, trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt giá đất làm cơ sở áp giá bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân trong khu vực dự án.

Mới đây, tại cuộc họp với UBND H.Nhơn Trạch, các sở, ngành liên quan và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã yêu cầu các đơn vị liên quan, UBND H.Nhơn Trạch phối hợp cùng chủ đầu tư tập trung hoàn thành sớm các thủ tục liên quan đến công tác trích xuất hồ sơ kỹ thuật, xác định nguồn gốc đất, áp giá bồi thường, và xét tái định cư cho người dân, để kịp thời bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư khởi công xây dựng.

Cần Thơ chuyển tiếp 7 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, tổng vốn gần 867 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2021 - 2025, TP. Cần Thơ có 7 dự án chuyển tiếp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 với tổng mức vốn 866,903 tỷ đồng.

Đại lộ Hòa Bình, TP. Cần Thơ

Ngày 3/3/2021, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã ký Công văn số 678/UBND-XDĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát các Dự án chuyển tiếp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2016 -  2020.

Theo báo cáo của UBND TP. Cần Thơ, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP. Cần Thơ có 7 dự án chuyển tiếp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2016 - 2020 với tổng mức vốn ngân sách Trung ương là 866,903 tỷ đồng, số vốn đã phân bổ chi tiết hàng năm là 221,380 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn lại là 645,523 tỷ đồng.

Cụ thể, số vốn ngân sách Trung ương bố trí hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 thiếu so với kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020 đã giao phải tiếp tục bố trí sang giai đoạn 2021 - 2025 là 125,453 tỷ đồng.

Số vốn ngân sách Trung ương bố trí còn thiếu so với tổng mức đầu tư dự án là 520,070 tỷ đồng, gồm 7 dự án, như: Dự án Đường vành đai sân bay Cần Thơ kết nối đường Lê Hồng Phong đến Quốc lộ 91B, nhu cầu vốn 52 tỷ đồng (vốn bố trí còn thiếu so với kế hoạch đầu tư công trung hạn là 52 tỷ đồng); Dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích, nhu cầu vốn 189,110 tỷ đồng (vốn bố trí còn thiếu 10 tỷ đồng); tuyến đường lộ hậu Kênh Thạnh Đông nối Mù U - Bến Bạ có nhu cầu vốn 18,953 tỷ đồng (bố trí còn thiếu là 18,953 tỷ đồng); Đường tỉnh 918, TP. Cần Thơ (xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ cầu Lộ Bức đến cuối Đường tỉnh 918 giao với Đường tỉnh 923) có nhu cầu vốn 183,300 tỷ đồng...

Khởi công tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu trong tháng 6/2021

Đại diện chủ đầu tư 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu phải hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công công trình sau 3 tháng nữa.

Thi công hạng mục hầm đường bộ tại Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa yêu cầu Ban quản lý dự án 2 (đại diện chủ đầu tư Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn) và Ban quản lý Dự án 6 (Đại diện chủ đầu tư tại Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu) khẩn trương, hoàn thành trình Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi điều chỉnh, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh ngay trong tháng 3/2021 để làm cơ sở tổ chức công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đảm bảo khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên trong tháng 6/2021. 

Đây là 2 dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển đổi đầu tư từ PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng chỉ đạo các Ban quản lý dự án phải tổ chức công tác đấu thầu đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu, lựa chọn các nhà thầuthực sự đáp ứng được năng lực, có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, các Ban quản lý dự án phải thành lập và ban hành quy chế làm việc Tổ chuyên gia đấu thầu đáp ứng về số lượng nhân sự, trình độ, chuyên môn, bảo mật thông tin; áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, giám sát chặt chẽ công tác quản lý hồ sơ.

“Giám đốc Ban quản lý dự án phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Bộ, trước lãnh đạo Bộ về tiến độ, chất lượng của Dự án; các cơ quan đơn vị liên quan cũng cần tăng cường nhân lực, chủ động giám sát, phối hợp và hỗ trợ các Ban quản lý dự án để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.

Theo ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT, với kinh nghiệm thực tiễn quá trình triển khai thực hiện 3 dự án chuyển đổi đầu tư công vừa qua, (Mai Sơn - Quốc lộ 45; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây), đối với quá trình thực hiện lần này, chúng tôi rất chủ động trong vấn đề tham mưu và tổ chức thực hiện, qua đó sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục.

“Ngay sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu cho lãnh đạo Bộ sớm phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu thuộc các dự án đảm bảo tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật về đấu thầu; đảm bảo đến tháng 6/2021 khởi công gói thầu đầu tiên của các dự án”, ông Lâm thông tin.

Bên cạnh đó, để đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để có thể triển khai thi công các dự án, Bộ GTVT cho biết là sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An để thúc đẩy quyết liệt và hiệu quả hơn trong công tác GPMB, đặc biệt khẩn trương hoàn thiện các khu Tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, sớm bàn giao mặt bằng, công địa sạch cho các nhà thầu thi công.

Ngày 1/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ – CP ngày 1/3/2021 về việc triển khai Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 4/2/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thành phần Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn-Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đó, Chính phủ thông qua một số đề xuất của Bộ GTVT để triển khai 2 dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020  được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quyết nghị tại Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 chuyển đổi đầu tư từ PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước bảo đảm tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 không vượt quá số vốn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21/10/2017 và Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020, đảm bảo công khai, minh bạch, giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: 

Chính phủ giao Bộ GTVT thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt điều chỉnh 2 dự án thành phần theo quy định; rà soát, xác định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của tổng mức đầu tư điều chỉnh của 2 dự án thành phần chuyển đổi. 

“Bộ GTVT khẩn trương thực hiện các thủ tục tiếp theo đáp ứng tiến độ hoàn thành 2 dự án thành phần nói trên để đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023”, Nghị quyết số 26 nêu rõ.

Lâm Đồng yêu cầu không phát triển ồ ạt điện mặt trời theo phong trào

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào.

Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Công thương cùng UBND các huyện, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào, thiếu sự kiểm soát, gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này.

Tỉnh Lâm Đồng đang tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư điện mặt trời áp mái nhà trên các trang trại

Sở Công thương được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung có liên quan để phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại địa phương, các công ty điện lực thời gian qua, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có theo quy định.

Sau Tết Nguyên đán, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị nói trên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc đầu tư trang trại kết hợp với điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo đúng mục đích của kinh tế trang trại.

Đồng thời đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng trước khi thỏa thuận đấu nối và ký kết hợp đồng mua bán điện phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc thỏa thuận đấu nối đảm bảo phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đồng thời tăng cường công tác thông tin, báo cáo UBND các huyện, TP. Đà Lạt, Bảo Lộc nắm để kiểm tra, kiểm soát việc đầu tư hệ thống điện mặt trời tại địa phương.

Đối với các Dự án bắt buộc phải thực hiện thỏa thuận vị trí cột/trạm, tỉnh này cũng yêu cầu phải thực hiện trước khi ký hợp đồng mua bán điện.

Hà Nội: Cấp phép cho 22 dự án FDI mới, tổng vốn đạt 12,1 triệu USD

Tháng 2, TP Hà Nội đã cấp phép cho 22 dự án đầu tư nước ngoài mới với tổng vốn đăng ký đạt 12,1 triệu USD.

Tại cuộc họp báo UBND TP Hà Nội thường kỳ tháng 2/2021, do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức, diễn ra chiều 4/3, Chánh Văn phòng UBND TP Nguyễn Anh Dũng cho biết, từ ngày 16/2 đến nay, TP Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hoạt động kinh doanh, sinh hoạt trở lại bình thường, học sinh các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX bắt đầu được đến trường, người dân tăng thêm niềm tin đối với Thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Chánh Văn phòng UBND TP Nguyễn Anh Dũng cho biết, tháng 2, TP Hà Nội đã cấp phép cho 22 dự án đầu tư nước ngoài mới với tổng vốn đăng ký đạt 12,1 triệu USD.

Dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng 2 tháng đầu năm, tình hình kinh tế Thành phố đã đạt nhiều kết quả tích cực, nổi bật có nhiều chỉ số tăng khá cao so với cùng kỳ.

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP thực hiện hết tháng 2/2021 là 50.839 tỷ đồng, đạt 20,2% dự toán, bằng 95,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 104,9%). Chi ngân sách địa phương thực hiện hết tháng 02/2021 là 8.615 tỷ đồng, đạt 7,9% dự toán đầu năm, bằng 97,0% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 02 giảm 23,2% so với tháng 01 và giảm 11,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng đầu năm tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 5,8%).

Xuất, nhập khẩu hàng hóa phục hồi mạnh so với cùng kỳ: Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 giảm 0,1% so với tháng 1 và tăng 10,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 19,1%); lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 2.345 triệu USD, tăng 12,7% (cùng kỳ giảm 19%). Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 giảm 0,2% so với tháng 1 và tăng 29,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 20,6%); lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 5.402 triệu USD, tăng 25,7% (cùng kỳ giảm 20,7%).

Ngành du lịch giảm mạnh do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Khách quốc tế (do cơ sở lưu trú phục vụ) tháng 2 giảm 47,4% so với tháng 1 và giảm 95,1% so với cùng kỳ; lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 33,1 nghìn lượt khách, giảm 94,2% so với cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt: đã thu hoạch xong diện tích cây vụ đông, năng suất cây trồng tăng so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết thuận lợi, các địa phương đang lấy nước đợt 3 để gieo cấy theo khung thời vụ. Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định. Đàn trâu, bò đều tăng. Đàn gia cầm hiện có 38 triệu con, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn đang được tập trung tái đàn. Các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thực hiện Tết trồng cây từ ngày 17/02/2021. Đến nay, tổng số cây đăng ký trồng tại địa phương gần 409 nghìn cây xanh.

Về thu hút đầu tư phát triển: trong tháng 2, có 22 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 12,1 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký của các dự án FDI thành lập mới và dự án bổ sung tăng vốn đạt 58,9 triệu USD.

TP đã phê duyệt chủ trương cho 2 dự án đầu tư trong nước vốn ngoài ngân sách, số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt 2.879 tỷ đồng. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 3.415 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 36,6 tỷ đồng (giảm 8% về số lượng DN và giảm 54% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước).

Công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán: Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 29/12/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố, phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Hàng hóa cung ứng phục vụ Tết dồi dào, đa dạng, giá bán tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng; tổng giá trị hàng hóa đã cung ứng cho thị trường đạt khoảng 32,8 nghìn tỷ đồng, tăng trung bình khoảng 7% so với Tết năm 2020.

Toàn Thành phố đã trao tặng 1.450.264 suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi người có công; người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; cán bộ nghỉ hưu, mất sức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức, gia đình, cá nhân tiêu biểu; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng xã hội khác... với số tiền 616,6 tỷ đồng (trong đó, nguồn vận động xã hội hóa là 133,6 tỷ đồng, tương ứng hơn 265 nghìn suất quà; chiếm 21,7% tổng kinh phí quà tặng).

Tiền lương năm 2020 và tiền thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động của khối doanh nghiệp tăng khoảng 2% so với năm trước. 80.000 suất quà được trao tặng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và 90.000 vé xe hỗ trợ phương tiện đưa công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết với tổng kinh phí là 60 tỷ đồng. Toàn Thành phố không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, không xảy ra trọng án, đồng thời, tai nạn giao thông giảm so với dịp Tết năm trước.

HĐND TP. Cần Thơ thông qua danh mục 17 dự án cần thu hồi đất

HĐND TP. Cần Thơ đã thống nhất thông qua danh mục 17 dự án cần thu hồi đất, 4 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (dưới 10 ha).

Đại biểu HĐND TP. Cần Thơ biểu quyết thông qua tờ trình của UBND TP. Cần Thơ

Tại kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tổ chức vào sáng nay (ngày 5/3), HĐND TP. Cần Thơ đã thông qua tờ trình của UBND TP. Cần Thơ về việc thông qua danh mục bổ sung các Dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (dưới 10 ha) và danh mục dự án thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trên 10 ha) năm 2021.

Cụ thể, HĐND TP. Cần Thơ đã thống nhất thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất gồm 17 dự án (10 dự án vốn ngân sách và 7 dự án vốn ngoài ngân sách), với tổng diện tích là 31,47 ha, trong đó sử dụng đất trồng lúa với diện tích 16,21 ha. (quận Ninh Kiều có 3 dự án, quận Bình Thủy 3 dự án, quận Cái Răng 4 dự án, quận Ô Môn 1 dự án, huyện Cờ Đỏ 1 dự án, huyện Thới Lai 1 dự án và huyện Vĩnh Thạnh 4 dự án).

Các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (dưới 10 ha) gồm 4 dự án với diện tích đất trồng lúa là 12,01 ha, trong đó: quận Ninh Kiều 2 dự án với diện tích đất trồng lúa là 0,76 ha, quận Cái Răng có 2 dự án với diện tích đất trồng lúa là 11,25 ha.

Các dự án thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trên 10 ha) gồm 2 dự án với tổng diện tích đất trồng lúa là 111,32 ha, đó là: Dự án Khu đô thị mới và công nghệ thông tin tập trung (vốn ngoài ngân sách), tổng diện tích là 72,39 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 35,9 ha (thuộc dịa bàn quận Cái Răng); Dự án công viên Vĩnh hằng miền Tây (vốn ngoài ngân sách) có tổng diện tích 150 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 75,42 ha (thuộc địa bàn quận Ô Môn).

Phú Yên: Thúc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công tập trung đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Dự án đường ven biển Phước Tân-Bãi Ngà Phú Yên

Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm 2021 theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động 01/CTr-UBND ngày 19/1/2021 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Đồng thời chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hành động cụ thể ngay từ đầu năm 2021 về đầu tư công để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu…

Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc không để xảy ra tình trạng tồn đọng vốn, tồn đọng hồ sơ giải quyết các thủ tục dự án đầu tư; đẩy nhanh công tác nghiệm thu, quyết toán, không để dồn vào cuối năm; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Quyết định cũng giao Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở tài chính chủ động rà soát tiến độ giải ngân của từng dự án để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có phương án xử lý cụ thể, kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư.

Các sở, ban ngành, địa phương và các chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm tăng cường phân cấp, ủy quyền, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; tiếp tục xác định kết quả giải ngân vốn đầu tư công là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và tập thể, cá nhân liên quan.

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 16 DA thuộc danh mục các DA lớn, DA quan trọng, trong đó có 8 DA sử dụng vốn nhà nước với tổng mức đầu tư khoảng 7.295 tỉ đồng và 8 DA sử dụng vốn đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư với tổng vốn khoảng 35.765 tỉ đồng thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, giáo dục, du lịch và công nghiệp.

Trong đó, DA Tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà dài hơn 3,8km, tổng mức đầu tư hơn 489 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015-2020; DA Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa (giai đoạn 1), quy mô đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật với diện tích khoảng 52,3ha, tổng mức đầu tư hơn 403,4 tỉ đồng; DA San nền khu tri thức và đầu tư đoạn đường số 6, đoạn đường Phan Chu Trinh thuộc Khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa với diện tích gần 50ha và xây dựng 2 tuyến đường (dài khoảng 870m), tổng mức đầu tư hơn 185 tỉ đồng; DA Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía nam thuộc Khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa có quy mô khoảng 47,1ha, tổng mức đầu tư gần 595 tỉ đồng; DA Hạ tầng Khu tái định cư Hòa Tâm khoảng 25ha, tổng mức đầu tư gần 350 tỉ đồng…

Hòa Phát được mở rộng KCN Phố Nối A thêm 92,5 ha

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng với diện tích 92,5 ha. Công ty Quản lý khai thác KCN Phố Nối A (nay là Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên), thuộc Tập đoàn Hòa Phát là nhà đầu tư phần mở rộng thêm tại KCN Phố Nối A. 


Địa điểm thực hiện dự án tại xã Minh Hải, xã Lạc Hồng thuộc huyện Văn Lâm và thị trấn Bần Yên Nhân thuộc thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Thủ tướng giao UBND tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Là KCN lớn nhất tại tỉnh Hưng Yên, KCN Phố Nối A đã được cấp phép đầu tư diện tích 596,44 ha, nằm trên địa bàn huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào.

Với chủ trương trên của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích KCN Phố Nối A sẽ được nâng lên thành 686 ha. Tính đến hết năm 2020, KCN Phố Nối A đã thu hút được 208 dự án thứ cấp, trong đó 114 dự án trong nước, 94 dự án FDI, trong đó phần lớn đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2 tỷ USD.

Lĩnh vực bất động sảncủa Hòa Phát gồm xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án nhà ở, khu đô thị. Hiện tại, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 KCN bao gồm: KCN Phố Nối A (686 ha), KCN Yên Mỹ II (giai đoạn 1 là 97,5ha) - Hưng Yên; KCN Hòa Mạc - Hà Nam (131 ha). KCN Hòa Mạc đạt tỷ lệ lấp đầy trên 75% diện tích, trong khi KCN Phố Nối A, Yên Mỹ II đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.  

Thời gian tới, Hòa Phát sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các KCN hiện có, đồng thời đẩy mạnh phát triển các dự án bất động sản nhà ở. Trong đó, Tập đoàn chú trọng ở những  thị trường có tính thanh khoản cao như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM.

Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container tại Khu bến cảng Lạch Huyện

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 299/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng.

Dự án có vốn đầu tư 6.425,2 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tập đoàn HATECO là nhà đầu tư. Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng 2 bến container số 5, số 6 tại Khu bến cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng nhằm từng bước xây dựng khu bến cảng container hiện đại theo quy hoạch được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của khu vực miền Bắc trực tiếp đến thị trường châu Âu, châu Mỹ; khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý để phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (hệ thống cảng biển, logistics và khu công nghiệp sau cảng) thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

Địa điểm thực hiện Dự án tại khu bến cảng Lạch Huyện, khu vực đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Thời hạn hoạt động Dự án 70 năm.

Về quy mô, dự án đầu tư xây dựng 2 bến với chiều dài 750 m (mỗi bến dài 375 m) tiếp nhận cỡ tàu container đến 100.000 DWT (tương đương sức chở 8.000 Teus); 1 bến sà lan tiếp nhận tàu, sà lan sức chở 48 Teus; công trình bảo vệ cảng, hệ thống kho bãi, hạ tầng phục vụ cảng, khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện; quy mô sử dụng đất khoảng 47 ha.

Vốn đầu tư thực hiện Dự án (do nhà đầu tư đăng ký) là 6.425,2 tỷ đồng; giai đoạn 1 (từ năm 2020 - 2025) là 6.072,976 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ năm 2030 và sau 2030) là 352,236 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% tổng vốn đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác chiếm 85% tổng vốn đầu tư.

Tiến độ thực hiện giai đoạn 1 dự kiến thời gian xây dựng trong 4 năm kể từ khi phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư; giai đoạn 2 dự kiến thời gian xây dựng trong 1 năm, thời điểm xây dựng phù hợp với nhu cầu hàng hóa thông qua cảng.

UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn HATECO theo đúng quy định về pháp luật đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, các pháp luật khác có liên quan, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến của các bộ, ngành liên quan, bao gồm kiểm tra, giám sát việc huy động vốn của nhà đầu tư (vốn tự có, tự bổ sung, tự huy động và vốn vay) theo tiến độ thực hiện Dự án.

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn Công ty cổ phần Tập đoàn HATECO khẩn trương thực hiện quy trình thủ tục đánh giá tác động môi trường của Dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ được triển khai Dự án khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan và hướng dẫn Công ty cổ phần Tập đoàn HATECO khẩn trương thực hiện thủ tục ưu đãi về thuế và các chính sách liên quan theo quy định của pháp luật; phối hợp giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc (nếu có) trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án.

Công ty cổ phần Tập đoàn HATECO (nhà đầu tư) phối hợp với các doanh nghiệp cảng tại khu vực trong quá trình đầu tư, khai thác, sử dụng cảng biển, bảo đảm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả khai thác cảng nước sâu và năng lực cạnh tranh với các cảng biển quốc tế và cảng biển khu vực.

Đề xuất lập Hội đồng thẩm định liên ngành Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Nếu được Thủ tướng chấp thuận, Hội đồng thẩm định liên ngành sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các thành viên Hội đồng là đại diện các bộ: GTVT, tài chính, Quốc Phòng, Công an, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Công thương; ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện UBND 2 tỉnh: Đồng Nai; Bà Rịa – Vũng Tàu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Hội đồng.

Vào đầu tháng 2/2021, Bộ GTVT vừa có tờ trình số 1258/TTr – BGTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu theo phương thức PPP (hợp đồng BOT).

Dự án đề xuất đầu tư mới toàn tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu phân kỳ giai đoạn 1, vận tốc thiết kế 100 km/h với phạm vi điểm đầu Km0+000 giao Quốc lộ 1 với tuyến tránh thành phố Biên Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tại Km53+700 giao với đường vành đai thành phố Bà Rịa (Quốc lộ 56) thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án có chiều dài 53,7km, trong đó quy mô đoạn từ thành phố Biên Hòa - Long Thành (nút giao với đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) là 4 làn xe cao tốc, đoạn Long Thành - Tân Hiệp (giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) là 6 làn xe cao tốc và đoạn từ Tân Hiệp đến Quốc lộ 56 là 4 làn xe cao tốc.

Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư Dự án là 18.805 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 6.722 tỷ đồng (bao gồm chi phí GPMB, chi phí rà phá bom mìn, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác trong giai đoạn chuẩn bị dự án); vốn Nhà đầu tư huy động là 12.083,062 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí hoàn vốn dự kiến 17 năm 5 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án), hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. 

Theo đánh giá của Bộ GTVT, Dự án khi hoàn thành sẽ nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian vận chuyển giữa tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống đường giao thông quốc gia, phát huy hết vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai. Đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên các tuyến: cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, QL51, cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải...

Dự án đồng thời tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung; giảm tải cho QL51 đang trong tình trạng quá tải, phát huy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống mạng lưới đường cao tốc đã và đang đầu tư trong khu vực thúc đẩy kinh tế khu vực.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap