【keo nha cai .tv】Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa, vợ chồng cãi vã ngủ riêng

Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa,ôgiáoyêucầudánnhãnvởlênsáchgiáokhoavợchồngcãivãngủriêkeo nha cai .tv vợ chồng cãi vã ngủ riêng

Hoàng HồngHoàng Hồng

(Dân trí) - Chỉ vì tìm một vị trí dán nhãn vở lên bìa sách giáo khoa của con sao cho phù hợp, vợ chồng anh Hà - chị Vân (Hà Nội) đã tranh cãi tới mức giận nhau.

Cả bộ sách giáo khoa không có chỗ cho "miếng" nhãn vở

Anh Hà là một họa sĩ thiết kế. Chị Vân, vợ anh, là một giáo viên tiểu học. Anh chị có một con gái năm nay vào lớp 3. 

Để chuẩn bị cho năm học mới, cô giáo chủ nhiệm con anh Hà nhắn tin lên nhóm lớp yêu cầu phụ huynh dán nhãn vở lên toàn bộ sách vở của con, bao gồm sách giáo khoa (SGK).

"Đây là năm thứ ba vợ chồng tôi tranh cãi chuyện này. Càng tranh cãi càng không thống nhất được", anh Hà chia sẻ.

Anh Hà cho rằng dán nhãn vở lên SGK không cần thiết, mất thời gian và thiếu tính thẩm mỹ.

"Tôi đồng ý việc dán nhãn vở lên các cuốn vở viết, vì liên quan tới việc chấm bài của cô giáo. Cô cần phân biệt cuốn vở này của học sinh nào. Nhưng SGK thì không. Các con có cầm nhầm SGK của nhau cũng không có vấn đề gì xảy ra cả.

Bìa SGK đã được các họa sĩ thiết kế trình bày bố cục rất chặt chẽ, hình ảnh đẹp, thông tin rõ ràng. Giờ dán nhãn vở lên thì dán vào đâu? Dán vào đâu nhìn cũng chướng mắt", anh Hà nêu quan điểm.

Với suy nghĩ này, hai năm học trước, anh Hà không cho chị Vân dán nhãn vở lên SGK của con gái. Cũng vì thế, con anh bị cô giáo phê bình. Cuối cùng chị Vân lén chồng dán nhãn vở tại lớp cho con.

Năm nay, theo yêu cầu của con, anh Hà chị Vân thống nhất sẽ dán nhãn vở cho con tại nhà. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra đến mức vợ chồng giận nhau, ngủ riêng phòng.

Chị Vân định dán nhãn vở lên góc trên cùng bên phải cuốn sách, anh Hà phản đối vì dán như thế sẽ che mất tên tác giả biên soạn. Dán ở góc trên cùng bên trái thì che mất tên bộ sách. Dán xuống góc dưới cùng bên trái hay phải thì hoặc che mất tên nhà xuất bản (NXB), hoặc "phạm" vào phần hình ảnh chính trên trang bìa. 

Ở vị trí nào anh Hà cũng cho rằng "không thuận mắt" và không tôn trọng những người làm sách, từ tác giả nội dung tới họa sĩ thiết kế trình bày bìa.

Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa, vợ chồng cãi vã ngủ riêng - 1

Cách dán nhãn vở che mất thông tin NXB (Ảnh minh họa: H.H)

Khi anh Hà muốn dán nhãn vở vào mặt trong của bìa, chị Vân lại phản đối với lý do "không ai làm như thế". Đồng thời, với kinh nghiệm nghề nghiệp, chị Vân cho rằng dán nhãn vở bên trong sẽ gây bất tiện cho cô giáo trong việc quản lý sách vở của con.

"Các con tuổi tiểu học chưa có ý thức giữ gìn sách vở, hay để quên hoặc cầm nhầm sách vở của nhau. Dù mỗi con đều có một giỏ đựng sách dưới ngăn bàn nhưng tình trạng cầm nhầm đồ dùng học tập, sách vở diễn ra rất phổ biến.

Có những cuốn sách không được dán nhãn, khi cô giáo hỏi của ai mà không một bạn nào nhận, bao gồm cả bạn mất sách.

Do đó, không chỉ SGK mà cả bút, thước, giáo viên đều yêu cầu phụ huynh dán tên đánh dấu cho các con. Việc này phục vụ công tác quản lý lớp của cô và vì lợi ích học sinh. Tính thẩm mỹ phải đặt xuống hàng thứ hai", chị Vân chia sẻ.

Đồng quan điểm, chị M.T.T.T., giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội, khẳng định dán nhãn vở lên SGK là cần thiết. 

"Không thể nói sách nào cũng giống sách nào. Bởi có con giữ sách rất mới. Có con không cẩn thận, làm sách dây mực bẩn, rách góc. SGK là tài sản cá nhân của các con nên cần được đánh dấu quyền sở hữu. Chưa kể, nhiều gia đình giữ sách để dùng lại năm sau. 

Một lớp học trung bình có trên 40 học sinh. Nếu không ai dán nhãn vở, cô giáo rất vất vả phân xử mỗi khi các con cầm nhầm sách của nhau. Phụ huynh không nên gây áp lực, thêm việc cho cô giáo khi từ chối thực hiện các quy định chung.

Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa, vợ chồng cãi vã ngủ riêng - 2

Học sinh tiểu học tại Mèo Vạc, Hà Giang (Ảnh: Trường Marie Curie)

Nếu vì tính thẩm mỹ và sự tôn trọng với người làm SGK thì phải hỏi NXB tại sao không thiết kế thêm một vị trí để dán nhãn vở. Đến những cuốn truyện tranh dùng tại gia đình còn có dòng chữ để ghi tên người sở hữu thì không thể phản đối việc dán nhãn vở lên SGK được", chị T. nêu ý kiến.

Nhà xuất bản nói gì?

NXB Giáo dục Việt Nam - một trong những đơn vị làm SGK - chia sẻ với phóng viên Dân trí, việc biên soạn nội dung cũng như thiết kế SGK phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất bản phẩm nói chung và các quy định đối với việc biên soạn, xuất bản SGK nói riêng.

Đối với bìa sách nói chung, trên xuất bản phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin như tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm), tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản. 

Các thông tin này phải ghi trên bìa 1 của sách và không được ghi thêm thông tin khác.

"Căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 27 và khoản 3, Điều 27 của Luật Xuất bản 2012 thì ngoài các thông tin theo Luật quy định, trên bìa một của sách không được ghi thêm thông tin khác.

Yếu tố tiên quyết trong thiết kế bìa sách nói chung, SGK nói riêng và việc trình bày thông tin ghi trên bìa sách phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Xuất bản 2012", NXB nhấn mạnh.

Như vậy, việc thiết kế thêm nội dung ghi thông tin chủ sở hữu cuốn sách trên bìa, hoặc thêm vị trí dán nhãn vở như ý kiến của cô M.T.T.T. không khả thi.

NXB Giáo dục Việt Nam cũng cung cấp hình ảnh bìa SGK một số nước mà đơn vị này tìm hiểu, khai thác để phục vụ công việc biên soạn, thiết kế SGK tại Việt Nam. Những cuốn sách giáo khoa này đều không có vị trí trống cho việc dán nhãn vở.

Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa, vợ chồng cãi vã ngủ riêng - 3

Bộ SGK của Nhật Bản (Ảnh: NXB GDVN).

Cô giáo yêu cầu dán nhãn vở lên sách giáo khoa, vợ chồng cãi vã ngủ riêng - 4

Các cuốn sách giáo khoa được NXB Giáo dục Việt Nam tham khảo (Ảnh: NXB GDVN).

Chị Hà Khánh Linh, một phụ huynh đang sống và làm việc tại bang Perth, Australia cho biết, tại trường con chị, giáo viên không yêu cầu học sinh dán nhãn vở hay ghi tên mình lên SGK.

"Một phần vì SGK của các con rất ít, chỉ có vài cuốn. Mỗi con đều có tủ đồ riêng để cất sách vở, đồ dùng học tập. Tôi không nghe các cô giáo phản ánh về chuyện nhầm lẫn, thất lạc sách vở của các con", chị Linh chia sẻ.

Ở góc nhìn khác, cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên tiểu học về hưu, cho rằng dán nhãn vở lên SGK là cách làm phổ biến, quen thuộc và cần thiết nhưng không có nghĩa là cách duy nhất để đánh dấu quyền sở hữu của học sinh.

"Ý kiến phụ huynh về việc phải đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tôn trọng với người làm SGK rất đáng để lưu tâm.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, trẻ nhỏ không chỉ được giáo dục về kiến thức mà còn cần được giáo dục về thẩm mỹ. Vậy thì từ những yếu tố nhỏ nhất như việc dán nhãn vở lên SGK như thế nào cũng là một bài học thẩm mỹ để dạy cho trẻ. Không nên vội vàng phản đối.

Có thể thay đổi cách thiết kế nhãn vở sao cho nhỏ gọn và tinh tế hơn. Nhãn vở có thể chỉ là một thanh giấy nhỏ có màu sắc trang nhã vừa đủ chỗ ghi tên và lớp học của học sinh được dán sát mép bìa hay một vị trí thích hợp với bố cục trang bìa.

Các thầy cô cũng có thể cho phép học sinh dán một sticker tự thiết kế, mang dấu ấn riêng biệt của từng con như một cách đánh dấu thay cho nhãn vở. Không nhất thiết phải ghi rõ tên tuổi, trường lớp.

Làm theo thói quen bao giờ cũng dễ. Đổi mới bao giờ cũng khó. Nhưng không nên vì khó mà cứ đi theo thói quen", cô Hà chia sẻ.