Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng chương trình Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ĐBSCL và TP.HCM là hoạt động liên kết kinh tế mở nhằm tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các DN tại vùng kinh tế nông nghiệp lớn nhất Việt Nam. Những năm qua,ầnliênkếtchặtchẽhơngiữaĐBSCLvàbarcelona đấu với girona nhiều giải pháp đã được các địa phương triển khai đặc biệt trong sản xuất lương thực, chế biến nông thủy sản, hoa quả …, đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho các địa phương trong khu vực. Vì vậy, việc liên kết giữa TP.HCM và vùng ĐBSCL, khu vực đóng góp 18,5% GDP cả nước, là định hướng đúng đắn và lâu dài.
Cụ thể, TP.HCM và các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đã cùng phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và từng bước chuyển giao ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; đầu tư phát triển vùng lúa thâm canh; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất trái cây theo hướng VietGAP; đầu tư xây dựng trại chăn nuôi gia cầm, thủy hải sản tập trung; đầu tư xây dựng các nhà máy; đầu tư các chợ đầu mối nông, ngư nghiệp, gia cầm và trái cây, các trung tâm thương mại (siêu thị), các vùng nguyên liệu nông sản; kết nối cung - cầu; hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch của ĐBSCL; tăng cường trao đổi thông tin nhanh, định kỳ sinh hoạt giữa các trạm kiểm dịch động, thực vật để chủ động phòng chống dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm, chấn chỉnh tình hình xuất nhập nông sản, gia cầm…
Với các chính sách ưu đãi của TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL đối với các DN khi đầu tư vào nông, ngư nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để ổn định sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho vùng thì hầu như mặt hàng nông sản nào của vùng ĐBSCL cũng được các DN TP.HCM tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức.
Một điểm nhấn trong liên kết giữa ĐBSCL và TP.HCM là từ các chương trình hợp tác thương mại giữa TP.HCM với ĐBSCL, Saigon Co.op đã chủ động kết nối vùng nguyên liệu của các tỉnh với thị trường tiêu thụ TP.HCM. Việc thu mua được tổ chức tập trung tại vùng nguyên liệu của các địa phương, tập kết tại kho trung tâm nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào, bảo đảm đầu ra phân phối đến tất cả các điểm bán hàng trong hệ thống trên cả nước. Bình quân hàng tháng, cả hệ thống Saigon Co.op tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm từ các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cung cấp lên đến con số vài chục ngàn tấn, với các mặt hàng chủ yếu: gạo, đường, thịt gia súc, gia cầm, cá và các sản phẩm thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, các loại nông sản khác… Doanh số tiêu thụ bình quân của các hợp tác xã, các hộ nông dân thuộc ngành hàng thực phẩm tươi sống gần 1.000 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, giữa các tỉnh, thành của ĐBSCL chưa có sự kết nối chặt chẽ, chưa xác định thế mạnh nhằm tạo ra những “đặc sản” riêng cho từng địa phương để thu hút du khách. Ông Trần Hồng Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Saigon Tourist đánh giá, ĐBSCL rất giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Đa phần du khách Nhật khi đến TP.HCM đều nối chuyến đến các tỉnh miền Tây. Song đến nay các bên vẫn chưa thống nhất cơ chế về hoạt động du lịch để cùng nhau khai thác tốt các tiềm năng. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp, thiếu sự đồng bộ và chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực cũng thiếu và yếu. ĐBSCL cũng chưa xây dựng được một website chung về du lịch của vùng.
Bà Nguyễn Bích Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đặt vấn đề về việc sản xuất hàng hóa sạch, với diện tích và sản lượng lớn nhằm cung ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vừa qua, Hiệp hội DN TP.HCM đã tổ chức các đợt xúc tiến, đưa sản phẩm đến các thị trường như Canada, Mỹ và Bắc Mỹ. Theo đó, 14 loại trái cây được giới thiệu tại Canada đều được đặt mua. Tuy nhiên khả năng cung ứng hàng hóa của ĐBSCL còn yếu, vận chuyển bằng đường biển mất rất nhiều thời gian.
Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Jetro tại TP.HCM cho rằng, với sự phát triển của hạ tầng giao thông tại TP.HCM, thời gian di chuyển từ các tỉnh ĐBSCL đến TP.HCM được rút ngắn đáng kể. Mặt khác, khu vực ĐBSCL còn có lợi thế lớn về lao động giá rẻ và dễ thu hút lao động đối với cả các ngành thâm dụng lao động. So với Lào và Campuchia, thì hiệu suất lao động ở khu vực ĐBSCL cao hơn hẳn. Chính những lý do tích cực nêu trên đã thu hút các DN FDI, trong đó có Nhật Bản đầu tư ngày càng nhiều vào ĐBSCL.
Việc liên kết giữa ĐBSCL và TP.HCM là điều tất yếu và phải triển khai đi vào chiều sâu nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, địa phương. Chưa bao giờ, sự liên kết đòi hỏi sự thực chất, hiệu quả như lúc này khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu và ĐBSCL cũng như TP.HCM sẽ cộng hưởng thế mạnh của mỗi bên để cùng nhau phát triển.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ: ĐBSCL cần phải chủ động hội nhập quốc tế Chính phủ sẽ giao cho Bộ KH&ĐT rà lại và qui hoạch phát triển ĐBSCL. Đặc biệt là phải thay đổi tư duy, quan điểm tiếp cận và xây dựng các chiến lược phát triển. Trong chiến lược phát triển 13 tỉnh ĐBSCL là bắt buộc, nhưng phải quan tâm đến các tiểu vùng để có các giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cho khu vực. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và vận chuyển hàng hóa để gia tăng lợi thế cho sự phát triển của ĐBSCL thu hút đầu tư để chủ động hội nhập bền vững. Các dự án của Nhà nước đầu tư vào ĐBSCL cơ bản là các nguồn vốn của Nhà nước, nhưng trong thời gian tới các địa phương phải biết huy động thêm nguồn lực của xã hội. Nhà nước sẽ chủ động tổ chức các qui mô liên kết để dẫn dắt thị trường nhằm phát triển kinh tế. ĐBSCL cần phải chủ động hội nhập quốc tế và xây dựng các giải pháp chiến lược tổng thể. Quan trọng nhất là phải hành động ngay trong tổng thể dài hạn và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Văn Quân- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang: Giải quyết nhanh chóng kiến nghị của nhà đầu tư Hậu Giang sẽ vận dụng linh hoạt các chính sách của Bộ ngành,Trung ương trên cơ sở vừa phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa đáp ứng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của nhà đầu tư qua việc phân cấp và tập trung đầu mối cho các cơ quan chuyên ngành. Tăng cường công tác đối thoại và luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Khẩn trương thiết lập đường dây nóng, thư điện tử... công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận và giải đáp yêu cầu của DN. Tổ chức và nâng cao khả năng của hệ thống thông tin, dự báo và xử lý thông tin về thị trường, tăng cường công tác thị trường nuớc ngoài. Ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên Chuyên trách Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ: Tăng cường liên kết giữa ĐBSCL với các địa phương, vùng Tăng cường hơn nữa các hình thức liên kết, hợp tác theo nhu cầu và thực chất hơn các hình thức ký kết hợp tác kinh tế giữa chính quyền các tỉnh, thành trong vùng với nhau và với TP. HCM thời gian qua chủ yếu mang tính cam kết, còn nặng hình thức và theo phong trào. Từ các hình thức “liên kết nhà nước” giữa các chính quyền địa phương với nhau và với các Bộ, ngành, cần chuyển sang chủ yếu liên kết doanh nghiệp, liên kết thị trường dựa trên nền tảng lợi ích. GS. Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ: Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến nông nghiệp Việt Nam Khi gia nhập TPP, cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam rất lớn là các thị trường triển vọng hơn ở các mặt hàng thuỷ sản, trái cây nhiệt đới tươi và chế biến, nông sản chế biến và sản phẩm phụ, sản phẩm động vật. Từ đó, sẽ có nhiều công ty chế biến thực phẩm vào xây dựng nhà máy, hoặc đầu tư sản xuất nguyên liệu tại các vùng nông nghiệp thích hợp. Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thương trường TPP, Việt Nam hưởng lợi nhiều nên sẽ đổ xô vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước. Họ cần các DN Việt Nam theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin cung cấp nguyên liệu nông sản sạch… ĐBSCL cần lưu ý các vấn đề này để có biện pháp thu hút đầu tư hiệu quả. Đ.Nguyên (ghi) |