【kết quả trận rb leipzig】Chuyện về hai chị em chiến thắng bệnh ung thư

VHO- Một là Hoa khôi thể thao – Á hậu quý bà thế giới,ệnvềhaichịemchiếnthắngbệnhungthưkết quả trận rb leipzig một là ca sĩ phòng trà, hai chị em Nguyễn Thu Hương và Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) đều mang trong mình căn bệnh ung thư. Nhưng sự lạc quan đã kéo hai chị em trở về với cuộc sống và tham gia mạnh mẽ trong các hoạt động phòng chống ung thư.

Chuyện về hai chị em chiến thắng bệnh ung thư - Anh 1

Bắt đầu câu chuyện của mình, ca sĩ phòng trà Nguyễn Thu Trang chia sẻ: cách đây 4 năm, tôi biết mình có một khối u nang trong ngực nhưng được kết luận u lành tính. Tôi vẫn đi kiểm tra định kỳ và an tâm khối u lành tính đó sẽ chung sống với mình suốt đời. Vào tháng 4.2018, tôi được bác sĩ tư vấn lấy khối u ra, lúc đó tôi vẫn nghĩ đó là một khối u lành... Nhưng khi có kết quả sinh thiết, bác sĩ nói với chị: “Em nghe xong thì đừng “sốc”, khối u của em là ung thư”. Nhận được thông tin, cô ca sĩ phòng trà khá bất ngờ vì hằng năm chị đều khám tầm soát ung thư, vì sao lại bị K. Dù vậy niềm hy vọng vẫn không hề tắt khi chị biết đã rất may mắn vì phát hiện ung thư vú dạng nhầy thể nội tiết ở giai đoạn sớm, tiên lượng rất khả quan. 15 ngày sau khi biết mình bị mắc ung thư, chị Trang tiếp tục bước vào phòng phẫu thuật lần hai, mổ để bảo tồn tuyến vú, bác sĩ phải cắt bỏ 1/3 ngực phải để loại bỏ hết được tế bào ung thư.

Với nhiều người mắc căn bệnh ung thư như một dấu chấm hết, nhưng chị Trang lại chọn cách đối diện với bệnh, coi đó như bao căn bệnh khác điều này giúp chị an nhiên, không suy sụp, bi quan trong cuộc sống; ngược lại là tích tụ nguồn năng lượng tích cực, vui vẻ. “Tôi đã tìm hiểu, bệnh ung thư của mình sẽ phát triển do dương tính với nội tiết tố nữ. Tôi là người có bộ ngực khá lớn và nội tiết tố của tôi khá cao nên phải uống thuốc để giảm. Nếu như tôi không có kiến thức này thì rất có thể tôi sẽ bị tái phát ung thư bất cứ lúc nào. Ung thư sẽ không trừ một ai, nhưng để chiến thắng nó cần phải biết cách ứng xử với nó là điều quan trọng”, chị Trang cảm thấy mình là một người may mắn vì có kiến thức về căn bệnh ung thư mình đang mắc.

Có lẽ trong nhà chị đã có em gái và dì ruột mắc bệnh ung thư và sợ những dị nghị đến với con gái mình, bố mẹ dặn chị không được kể với ai về việc mình mắc căn bệnh này. Nhưng chị cho rằng, mình phải truyền cảm hứng cho mọi người để tầm soát, phòng chống bệnh ung thư và chị tin sẽ làm được điều đó. “Tinh thần thoải mái là vô cùng quan trọng, sự mệt mỏi, bi quan sẽ giết chết người bệnh, là cơ hội để tế bào ung thư phát triển nhanh chóng”, chị Trang bày tỏ.

Chính vì thế, ung thư không làm chị nản lòng, không làm đảo lộn cuộc sống của chị mà ngược lại giúp chị nhận ra những giá trị quan trọng trong cuộc sống, sống cuộc sống cho mình. Trước đây đôi khi chị làm những việc mà mình không thích nhưng giờ đây chị bỏ thói quen đó, chỉ làm những việc khiến chị thoải mái, vui vẻ. Chị sắp xếp cuộc sống của mình, ăn uống đủ chất, khoa học, khám bệnh đúng lịch, và tham gia các hoạt động cộng đồng như trao xe lăn cho bệnh nhân ung thư, tuyên truyền giúp cho người đồng bệnh có kiến thức chủ động đối diện với căn bệnh.

Nhiều bệnh nhân xạ trị tại bệnh viện K biết tới chị khi cứ ra khỏi phòng xạ là chị lại cất tiếng hát. Mọi người đều ngạc nhiên chỉ trỏ: “Cô này lạc quan nhỉ”. Giờ đây, các chỉ số xét nghiệm đều cho thấy tế bào ung thư trong cơ thể chị đã biến mất, chị cảm thấy mình may mắn khi phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, không phải dùng hóa chất và chịu tác dụng phụ kinh khủng của nó.

Ít ai biết, em gái chị Trang là Nguyễn Thu Hương, Hoa khôi thể thao – Á hậu quý bà thế giới cũng mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung. Khi đó là vào năm 2015, chị đưa bố chồng tới bệnh viện khám định kỳ ung thư trực tràng và tiện thể chị cũng khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Không ngờ, khi bác sĩ trả kết quả, gương mặt tỏ vẻ rất nghiêm trọng thông báo tử cung chị có bất thường và nghi ngờ ung thư cổ tử cung do vi rút HPV.

“Cái gì vậy? em mới kiểm tra sức khỏe tháng 4 tất cả rất bình thường, em thấy mình rất khoẻ…”, phản ứng đầu tiên của Thu Hương thốt lên với bác sĩ. Tuy nhiên, sau đó chị cũng trấn tĩnh lại và nghe bác sĩ giải thích về căn bệnh ung thư cổ tử cung mà chị đang mắc. Bác sĩ giải thích, ung thư có hai nguyên nhân, một là từ bên trong cơ thể có nghĩa là từ gen đã có sẵn nguy cơ ung thư, hai là do lối sống, môi trường và thói quen sinh hoạt. “Có thể trong gen đã sẵn nguy cơ ung thư cổ tử cung nên đến khi cơ thể em hơi suy yếu thì tế bào ung thư đã diễn tiến thành bệnh”, bác sĩ nói.

Tuy nhiên trải qua gần 5 năm điều trị ung thư, Thu Hương cho rằng mình là người rất may mắn vì phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Theo chị, ung thư không phải là hết mà quan trọng là bệnh được phát hiện ở giai đoạn nào. Đến nay, toàn bộ tế bào ung thư đã không còn trong người và chị cho rằng mình là người may mắn phát hiện ung thư sớm. Do đó chị đã dành nhiều tâm huyết cho dự án thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc chủ động Phòng chống ung thư từ gốc, bởi chị biết rằng căn bệnh nan y này chỉ có thể được đẩy lùi khi được phát hiện và điều trị sớm. “Việc chúng ta khám tổng quát thường xuyên chỉ là một cách để phòng chống ung thư. Chúng ta có thể áp dụng một phương pháp nữa đó là Test Gen để biết được nguy cơ thấp, nguy cơ trung và nguy cơ cao đối với các bệnh mãn tính cùng các bệnh ung thư có sẵn trong Gen của mình. Bởi mỗi người sinh ra đều có bản đồ Gen riêng biệt và khi chúng ta biết rõ các nguy cơ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng chống sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”, chị Thu Hương chia sẻ. 

 THU NGỌC