Phát biểu tại hội nghị,ướngmắckhoacutekhănvềdạyhọctiacutechhợptrảinghiệmđatildegiảmđinhiềkết quả trận pauli Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu rõ: Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn để từng bước thực hiện tốt hoạt động dạy, học các môn học nêu trên. Vào năm học 2023-2024, vướng mắc, khó khăn tại các địa phương đã giảm đi rất nhiều, nhưng vẫn còn những ý kiến băn khoăn. Hội nghị này nhằm tiếp tục xác định rõ thuận lợi, khó khăn; cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất trong tổ chức thực hiện.
Theo Thứ trưởng, năm học 2023-2024 là năm học thứ 3 thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở. Báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy, nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học rất tốt. Đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng đánh giá, quá trình tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có dạy học môn tích hợp, cơ bản đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng mục tiêu chương trình đề ra.
Tuy nhiên, đổi mới giáo dục nói chung, cũng như tổ chức dạy học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp diễn ra trên toàn quốc, số lượng trường học rất lớn. Đây lại là nội dung mới, khó, điều kiện các vùng miền, địa phương khác nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, công tác tổ chức dạy học… nên không tránh khỏi có vướng mắc, khó khăn, lúng túng.
Thông tin về thực trạng thực hiện, triển khai môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại các địa phương, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho hay: Phần lớn các địa phương gặp khó khăn do thiếu giáo viên và giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy, tổ chức thực hiện; thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, kinh phí triển khai…
Đại diện một số Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn trao đổi về khó khăn, vướng mắc, cũng như giải pháp trong quá trình triển khai môn học tích hợp và hoat động giáo dục tại các địa phương.
Ví dụ như tại Nam Định, sau khi được hướng dẫn của Bộ, nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai tại các cơ sở giáo dục đã được tháo gỡ. Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Nam Định đã cử 182 giáo viên biệt phái nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, đặc biệt là tổng số giờ triển khai môn học trong một năm.
Còn Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã xây dựng đề án bồi dưỡng giáo viên trình UBND tỉnh xem xét. Trong đó, Sở phối hợp với nhiều trường đại học bồi dưỡng để một giáo viên có thể dạy nhiều nội dung trong các môn học. Sở tổ chức hội nghị chuyên đề cấp thành phố nhằm cung cấp, thực hiện phương pháp dạy học mẫu; rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp thực tế nếu có khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Để việc dạy học các môn và hoạt động giáo dục tại các nhà trường được triển khai tốt hơn thì các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục lắng nghe ý kiến từ cơ sở để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nơi nào khó khăn thì phải tháo gỡ, làm tốt thì nhân rộng, còn nơi nào làm chưa tốt cần có văn bản xử lý kịp thời. Việc đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục, gắn với mục tiêu trước mắt và lâu dài, mang tầm chiến lược với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên...
Thứ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản, chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo khoa học, hợp lý, bám sát chương trình, yêu cầu của Bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cùng với đó, địa phương cần tập trung đảm bảo nguồn lực, rà soát chế độ, chính sách, đãi ngộ cho giáo viên...