Giám sát chặt chẽ tiêu hủy phế liệu tồn đọng Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất Mật phục bắt giữ hơn 40 tấn phế liệu nhập lậu |
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi,ạnchếnhậpkhẩuphếliệucóthểảnhhưởngđếnnhiềudoanhnghiệnice vs monaco bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. VCCI nhận xét, về cơ bản, Dự thảo đã bổ sung nhiều quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục hoặc làm rõ phạm vi đối tượng phải thực hiện, đồng thời phân cấp giải quyết thủ tục.
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến góp ý của doanh nghiệp, VCCI đã nêu lên một số điểm còn băn khoăn, cần xem xét, trong đó có những quy định liên quan đến hạn chế nhập khẩu phế liệu và phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất. VCCI đánh giá, những quy định này chưa phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, bởi Luật này không giao Chính phủ quy định về lộ trình hạn chế nhập khẩu nguyên liệu hay điều kiện về sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Công chức chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép kiểm tra hàng phế liệu nhập khẩu. Ảnh: N.H |
Ngoài ra, về phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nói chung, Dự thảo quy định các cơ sở sử dụng nhập khẩu phế liệu chỉ được nhập tối đa 80% nhu cầu sử dụng, còn lại phải sử dụng phế liệu thu gom trong nước từ 1/1/2025. Theo VCCI, quy định này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Theo các doanh nghiệp, nguồn phế liệu nhập khẩu nếu được sử dụng đúng cách sẽ được tái chế thành nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nền kinh tế, đồng thời tiết kiệm chi phí và giảm khai thác nguyên vật liệu thô. Trong nhiều trường hợp, việc nhập khẩu phế liệu còn giúp doanh nghiệp giảm khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào do các căng thẳng từ nguồn cung khoáng sản thô.
VCCI cho rằng, quy định này có thể từ việc cơ quan soạn thảo muốn thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tái chế với các phế liệu trong nước.
Tuy nhiên, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành được chuỗi thu gom phế liệu trong nước, trong khi thực tế, chuỗi thu gom chính thức chưa được hình thành ở Việt Nam. Đồng thời cũng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể phát sinh chất thải.
Như vậy, VCCI đánh giá, các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập chuỗi thu gom phế liệu trong nước và có thể mất nhiều năm để chuỗi này hoạt động hiệu quả, trong khi lại bị siết nguồn nguyên liệu sản xuất.
Tương tự, về nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất, Dự thảo quy định doanh nghiệp không được nhập khẩu phế liệu nhựa để làm nguyên liệu sản xuất ra hạt nhựa tái chế kể từ 31/12/2024. VCCI cũng đánh giá, quy định chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành công nghiệp nhựa.
Hạt nhựa tái chế và thành phẩm nhựa là một chuỗi giá trị thượng nguồn và hạ nguồn phụ thuộc, bổ trợ nhau nhưng lại là hai lĩnh vực khác nhau với quy trình sản xuất và bí quyết công nghệ khác biệt. Doanh nghiệp tái chế không có kinh nghiệm sản xuất thành phẩm nhựa, và ngược lại, doanh nghiệp sản xuất thành phẩm cũng không có kinh nghiệm sản xuất hạt nhựa tái chế.
Bối cảnh hiện nay, nguồn nguyên liệu của ngành nhựa chủ yếu phải dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các doanh nghiệp phản ánh, quy định này sẽ có ảnh hưởng tức thời đến chuỗi giá trị của ngành nhựa khiến doanh nghiệp sản xuất nhựa thành phẩm phải gia tăng phụ thuộc nguồn hạt nhựa nhập khẩu, từ đó giảm sức cạnh tranh và khó tận dụng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do hoặc có thể mất nhiều đơn hàng xuất khẩu vì không đáp ứng đủ tỷ lệ nhựa tái chế theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ở các nước phát triển.
Từ những vấn đề trên, VCCI khuyến nghị, việc hạn chế nhập khẩu phế liệu cần được cân nhắc đến sự phát triển của Ngành với quá trình tham vấn đầy đủ và lộ trình chuyển đổi dài hạn đi cùng với sự phát triển của hệ thống thu gom, tái chế trong nước nên VCCI đề nghị bỏ những quy định này.