【bang xep hang bong da uc】Kỳ vọng du lịch phát triển

Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp,ỳvọngdulịchphttriểbang xep hang bong da uc nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo khẳng định chủ trương nhất quán của tỉnh là tập trung nguồn lực phát triển 4 trụ cột trọng tâm: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch để lan tỏa, tạo nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của tỉnh trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Tàu du lịch Xà No là sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo miền sông nước, là điểm nhấn khác biệt cho du lịch của Hậu Giang.

Là 1 trong 4 trụ cột được xác định trong nghị quyết, lĩnh vực du lịch, vốn phát triển hạn chế thời gian qua, được kỳ vọng sẽ có sự bứt phá, trở thành ngành đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

Khởi sắc đầu năm mới

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội đang diễn ra trong trạng thái bình thường mới. Do đó, các địa phương trong cả nước tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh nhằm thu hút khách đến tham quan trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hậu Giang cũng không ngoại lệ.

Ông Lê Công Khanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết, Sở đã ban hành văn bản gửi đến các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ khách du lịch dịp tết và năm 2022; đồng thời yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho du khách.

Đặc biệt là tỉnh đã khai trương tàu du lịch Xà No và một số điểm tham quan du lịch kịp đưa vào phục vụ du khách dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tàu du lịch Xà No là sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo miền sông nước, là điểm nhấn khác biệt cho du lịch của Hậu Giang góp phần quảng bá hình ảnh đất và con người Hậu Giang đến với bạn bè trong và ngoài nước; làm phong phú hơn các loại hình dịch vụ du lịch của tỉnh, đặc biệt là sự phát triển của du lịch đường thủy tạo nên diện mạo mới cho đô thị Vị Thanh.

Trải nghiệm trên tàu, du khách ngoài được thưởng thức các sản phẩm ẩm thực đặc trưng dân dã của địa phương còn được thưởng thức, giao lưu những sản phẩm văn hóa tinh thần cùng sức lan tỏa của loại hình Đờn ca tài tử nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, để du khách hiểu thêm, yêu mến vùng đất và con người Hậu Giang thủy chung nghĩa tình; được trải lòng với vẻ đẹp của dòng sông mang đậm dấu ấn lịch sử hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và thú vị về một vùng đất Vị Thanh - Hậu Giang.

Nhờ tàu du lịch đi vào hoạt động và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tích cực mở cửa đón khách đã giúp khách tham quan đến tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng hơn. Cụ thể, tỉnh đón hơn 24.000 lượt khách tham quan, tăng khoảng 11% so với năm 2020, chủ yếu là khách nội địa. Khách tập trung tham quan tại Lung Ngọc Hoàng, tàu du lịch Xà No, thiền viện Trúc Lâm... Tổng thu từ khách du lịch dịp tết ước đạt 12 tỉ đồng, tăng 13%.

“Từ khi tàu du lịch khai trương đến nay thì lượng khách rất đông. Trong những ngày tết thì phải đặt vé trước thì mới được xuống tàu. Sau tết, Sở sẽ ngồi lại với doanh nghiệp đánh giá lại hoạt động của tàu để có hướng phục vụ tốt hơn”, ông Lê Công Khanh chia sẻ.

Có thể nói, du lịch của Hậu Giang đã có khởi đầu tốt đẹp đầu xuân mới, làm tăng thêm những kỳ vọng phát triển của du lịch tỉnh nhà trong năm nay và những năm tiếp theo.

Nỗ lực tạo sản phẩm thu hút du khách

Nghị quyết số 04 xác định việc phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá, khả năng cạnh tranh, tăng cường tính liên kết với các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực; phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, văn hóa tâm linh, bảo vệ môi trường sinh thái...

Một số chỉ tiêu chủ yếu sẽ thực hiện trong giai đoạn từ đây đến năm 2025 là xây dựng 2 sản phẩm đặc trưng của tỉnh là khai thác tàu nhà hàng trên tuyến kênh xáng Xà No và Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; xây dựng 6 điểm du lịch cộng đồng; mỗi huyện, thị, thành phố phải có một sản phẩm du lịch…

Vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay là làm sao khai thác hết tiềm năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, bởi có ý kiến cho rằng, Lung Ngọc Hoàng có tiềm năng du lịch rất lớn.

Được biết, để khai thác “lá phổi xanh” của ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch, tỉnh đã thống nhất cho Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được đấu nối vào Đường tỉnh 926B và bố trí 1 bãi dừng xe với diện tích khoảng 3.000m2 trên tuyến Đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; đồng thời sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 927. Dự án Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là 1 trong những dự án trọng điểm đang được tỉnh kêu gọi đầu tư.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một vài tổ chức, cá nhân tận dụng những vườn cây ăn trái, trang trại để vừa sản xuất nông nghiệp vừa phát triển du lịch hiệu quả như: vườn dâu Thiên Ân, vườn trái cây Chín Hùng, Bảy Liễu trên địa bàn thành phố Ngã Bảy; vườn dâu, vùng khóm Cầu Đúc (thành phố Vị Thanh); trại sữa dê Ngọc Đào (huyện Châu Thành A)...

Nhằm khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển du lịch, phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26 ngày 6/12/2019 quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2024 (trong đó, có hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển du lịch cộng đồng). Bên cạnh đó, để hỗ trợ các điểm tham quan du lịch nói chung và các điểm du lịch nông nghiệp nói riêng, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến thông qua các ấn phẩm du lịch, trang thông tin du lịch Hậu Giang; tuyên truyền giới thiệu tại các sự kiện, hội chợ du lịch, mời các công ty lữ hành ngoài tỉnh đến tham quan, kết nối với các điểm du lịch.

Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tiếp tục tuyên truyền, khảo sát, lựa chọn các nhà vườn (có điều kiện, mong muốn làm du lịch) để vừa sản xuất, vừa phục vụ khách du lịch; tiếp tục hỗ trợ giới thiệu điểm đến và vận động, kết nối với các công ty lữ hành ngoài tỉnh đến tìm hiểu, trao đổi, hợp tác đưa đón khách đến với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh, du lịch là 1 trong 4 trụ cột mà tỉnh tập trung nguồn lực để phát triển. Trong Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, tỉnh xác định không phát triển du lịch quá đại trà mà làm có tập trung, đầu tư vào những nơi, những điểm thu hút du khách. Qua đó, để quảng bá hình ảnh và nét đẹp của vùng đất, con người Hậu Giang đến bạn bè trong và ngoài nước.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN