【ty le keo ibet】Trái ngọt tình người

Báo Cà MauTrên 4 ha đất sản xuất ở ấp Liên Hoà, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, bà Hai Tặng (Trần Thị Tặng, 61 tuổi, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Liên Hoà) dành 3 ha trồng lúa hai vụ, 1 ha trồng cây ăn trái, đào ao nuôi cá, xây lò đặt rượu, làm chuồng nuôi heo. Nhờ chung sức, chung lòng, quyết tâm chinh phục vùng đất khó, vợ chồng bà Hai Tặng đã trở thành một trong những hộ khá giả trong ấp; được bà con lối xóm yêu mến bởi tính tình thật thà, chất phác, chịu thương, chịu khó.

Trên 4 ha đất sản xuất ở ấp Liên Hoà, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, bà Hai Tặng (Trần Thị Tặng, 61 tuổi, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Liên Hoà) dành 3 ha trồng lúa hai vụ, 1 ha trồng cây ăn trái, đào ao nuôi cá, xây lò đặt rượu, làm chuồng nuôi heo. Nhờ chung sức, chung lòng, quyết tâm chinh phục vùng đất khó, vợ chồng bà Hai Tặng đã trở thành một trong những hộ khá giả trong ấp; được bà con lối xóm yêu mến bởi tính tình thật thà, chất phác, chịu thương, chịu khó.

Đi tham quan một vòng vườn trái cây tại nhà bà Hai Tặng mới thấy hết được niềm say mê lao động của đôi vợ chồng này. Trên 1 ha đất vườn, bà Hai trồng 300 gốc mận và dừa xiêm lùn. Xen với những liếp cây ăn trái là 10 ao cá, trên mặt ao trồng bông súng Đà Lạt, xung quanh nhà trồng đủ các loại rau màu, trong chuồng nuôi ba con heo nái. Bà Hai không cho heo ăn bằng thức ăn công nghiệp mà chủ yếu bằng hèm.

Bà Trần Thị Tặng chăm sóc mận.

Ở ấp Liên Hoà này, bà con lối xóm thường nói đùa, "nhà trên đóng kín, nhà sau rộng mở" mỗi khi nhắc đến nhà bà Hai Tặng, bởi lẽ, bà luôn ở nhà sau đặt rượu và chăm sóc mấy con heo. Còn chồng bà Hai (ông Dương Văn Chiến, 64 tuổi) thì hầu như ngoài thời gian ăn uống, nghỉ ngơi buổi tối, ông túc trực suốt ở ngoài vườn, bận rộn với những công việc như tưới nước cho cây, bón phân, làm cỏ... Lối xóm đến thăm thì mang bàn ghế ra ngoài vườn ngồi vừa mát mẻ, vừa ngắm cây trái.

Trước đây, trong thời gian dài, ông bà Hai cũng loay hoay, trăn trở với việc tìm giống cây gì phù hợp với đất. Sau nhiều phen thất bại khi thử đủ loại cây trồng, cộng thêm niềm đam mê học hỏi, tìm tòi áp dụng kỹ thuật mới trong trồng trọt, ông bà Hai đã tìm được cách "chinh phục" đất đai bằng dừa xiêm lùn và mận.

“Dừa là cây trồng truyền thống từ đó tới giờ rồi, nhưng sau này tôi chọn giống dừa xiêm lùn thay thế giống dừa trước đây vì dừa xiêm lùn cho trái ngọt hơn. Tôi chọn thêm cây mận là do lúc đầu trồng thử đủ các loại cây ăn trái, nào là đu đủ, cam, quýt, bưởi, mận nhưng cuối cùng tôi thấy cây mận là phù hợp với đất phèn ở đây nhất”, ông Dương Văn Chiến cho biết.

Mỗi năm, thu hoạch từ hai đợt mận, trừ chi phí, ông bà còn lời khoảng 50 triệu đồng; 10 ao cá thu về hơn 30 triệu đồng/vụ, chưa kể thu nhập từ nuôi heo nái và đặt rượu. Còn lại 3 ha đất làm ruộng, bà Hai cho năm người con mượn, mỗi người luân phiên canh tác hai vụ lúa/năm.

“Gia đình của anh Hai, chị Hai chí thú làm ăn và hoà đồng với bà con lối xóm lắm”, bà Nguyễn Kim Chi, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Liên Hoà, xã Khánh Hải, nhận xét.

Chị Lê Thị Phượng, hàng xóm của bà Hai Tặng, cảm nhận: “Là hàng xóm của anh Hai, chị Hai mấy chục năm nay, tôi thấy anh chị rất hoà đồng với bà con lối xóm. Có kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt gì hay bà con hàng xóm hỏi là vợ chồng chị Hai chỉ tận tình”.

Dù con cái đã ra riêng, ai cũng yên bề gia thất, cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, bà Hai Tặng cùng chồng vẫn xem lao động là niềm vui sống lúc tuổi già. Thói quen sớm hôm tảo tần, tham công tiếc việc đã ăn sâu vào máu bà Hai từ thời nghèo khó, thuở mới lập gia đình. Còn đối với ông Hai, ngày ngày ra vườn hít thở không khí trong lành, ngắm cây đâm hoa kết trái là thú vui sống không thể thiếu được.

Sau khi lập gia đình, ông Hai Tặng đưa vợ về sống chung với ông bà ngoại. Trên 4 ha đất sản xuất của ông bà, vợ chồng ông ra sức lao động để chăm lo ông bà tuổi già bệnh tật và năm đứa con nheo nhóc. Nhìn lại quãng thời gian qua, bà Hai Tặng thầm cảm ơn người chồng đã luôn sát cánh bên bà trong những lúc gian khổ nhất. “Ổng thương vợ, thương con lắm. Làm lụng vất vả, cực khổ cũng vì vợ, vì con. Những lúc tôi buồn phiền chuyện ở bên ngoài thì ổng khuyên nhủ, không được để xích mích với bà con lối xóm”, bà Hai Tặng tâm sự.

Giờ ông bà ngoại đều đã quá cố, nhưng trên mảnh đất nghĩa tình, bà Hai Tặng cùng chồng đã không phụ lòng mong mỏi của ông bà. Bao năm qua, ông bà Hai xem mảnh đất này là máu thịt của mình. Rồi mảnh đất ấy không phụ công người vun xới. Đất cưu mang, cho trái ngon, quả ngọt như tấm lòng thơm thảo, hiền hoà của ông bà Hai Tặng./.

Bài và ảnh: Kiều Oanh