Nhân dịp Xuân mới Kỷ Hợi 2019,ảiquanViệtNamsớmđạtcácmụctiêutrongChiếnlượcpháttriểnđếnnăliịch thi đấu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Hải quan để chia sẻ, phân tích, đánh giá sâu hơn về kết quả công tác năm 2018 và những định hướng, mục tiêu quan trọng trong năm 2019.
Lập kỷ lục thu ngân sách
Năm 2018, ngành Hải quan đã nỗ lực và gặt hái được nhiều kết quả quan trọng trên các mặt công tác. Thưa Tổng cục trưởng, đâu là những dấu ấn nổi bật trong công tác Hải quan năm vừa qua?
Có thể nói, năm 2018, toàn thể cán bộ công chức (CBCC), viên chức và người lao động ngành Hải quan đã nỗ lực, phấn đấu và đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.
Trước tiên, đó chính là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN. Năm 2018, lần đầu tiên ngành Hải quan cán mốc thu 300.000 tỷ đồng, vượt cả chỉ tiêu dự toán và chỉ tiêu phấn đấu; đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống thất thu và thu hồi nợ thuế thông qua thực hiện hiệu quả đồng bộ công cụ quản lý như kiểm tra sau thông quan; thanh tra, kiểm tra; điều tra chống buôn lậu.
Thứ hai, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động XNK tiếp tục được cải thiện về chất và lượng, nổi bật là toàn Ngành đã triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động trên phạm vi cả nước và “phủ sóng” ở toàn bộ các địa bàn XNK trọng điểm. Nhờ đó, thời gian thông quan hàng hóa được rút ngắn, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp về thời gian và giảm chi phí theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP.
Thứ ba, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2018, toàn ngành kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ vi phạm; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.702,4 tỷ đồng (tăng 115,61%). Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 351 tỷ đồng. Ngoài việc đấu tranh phát hiện, bắt giữ, toàn ngành tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, tăng cường khởi tố các vụ việc hình sự để răn đe… Năm 2018, toàn ngành đã khởi tố hình sự 62 vụ (tăng 21,57% so với năm 2017), chuyển cơ quan khác khởi tố 133 vụ (tăng 95,59%).
Thứ tư, năm 2018 nổi lên vấn đề nhập khẩu và tồn đọng phế liệu không đủ điều kiện tại các khu vực cảng biển trọng điểm. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý phế liệu nhập khẩu.
Thứ năm, thực hiện quyết liệt việc sắp xếp, tinh gọn cơ cấu tổ chức của các đơn vị, đã ban hành 36 quyết định quy định cơ cấu tổ chức của các chi cục, đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc 35 cục hải quan địa phương và Cục Kiểm định Hải quan. Tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính khi thi hành công vụ, đã ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định 2799/QĐ-TCHQ về Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm của công chức trong ngành Hải quan.
Bên cạnh đó, các kết quả nổi bật khác trong năm 2018 có thể kể đến như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về chính sách hải quan, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng có tính đột phá như Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 39/2018/TT-BTC…; chuẩn bị nội dung và phối hợp tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại”; tổ chức thành công tọa đàm “Hải quan – Doanh nghiệp: Kết nối – Chia sẻ - Đồng hành”…
Những thành tích, kết quả quan trọng toàn ngành đạt được trong năm 2018 là cơ sở, tiền đề quan trọng để Hải quan Việt Nam sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 theo Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Như Tổng cục trưởng đề cập ở trên, năm 2018, lần đầu tiên toàn ngành đạt được kết quả thu ngân sách 300.000 tỷ đồng. Tổng cục trưởng có thể phân tích rõ thêm về kết quả và dấu mốc quan trọng này?
Năm 2018 Tổng cục Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN 283.000 tỷ đồng. Chỉ tiêu phấn đấu Bộ Tài chính giao 293.000 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số thu thuế của toàn ngành Hải quan đạt 314.907 tỷ đồng, bằng 111,27% dự toán, bằng 107,5 chỉ tiêu phấn đấu, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài các yếu tố khách quan liên quan đến tăng trưởng kim ngạch, giá dầu tăng cao… không thể không nhắc đến nỗ lực lớn của đội ngũ CBCC trong toàn Ngành trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này.
Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2018, ngay từ đầu năm, toàn ngành Hải quan tích cực thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách theo tinh thần Chỉ thị 555/CT-TCHQ. Cùng với đó là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ. Giao chỉ tiêu thu NSNN cho các đơn vị; giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế... Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động XNK...
Bên cạnh công tác thu, ngành Hải quan cũng tập trung nguồn lực để xử lý hiệu quả vấn đề nợ thuế. Trong đó, tập trung vào khâu thu hồi nợ thuế, xử lý xóa các khoản nợ theo quy định, tăng cường các biện pháp không để phát sinh nợ mới.
Hiện đại hóa hải quan, thúc đẩy hội nhập quốc tế
Cải cách, đơn giản hóa TTHC, hiện đại hóa hải quan vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và giúp nuôi dưỡng nguồn thu, tăng nguồn thu cho ngành Hải quan, Tổng cục trưởng đánh giá thế nào về công tác này trong năm 2018?
Về công tác cải cách TTHC, năm 2018, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp như: Cải cách thể chế; nâng cao chất lượng CBCC; thúc đẩy các bộ, ngành cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đối thoại với doanh nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện; áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng CNTT… nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Có thể nói, công tác cải cách TTHC của ngành Hải quan đã góp phần quan trọng để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan ước tính tiết kiệm cho cộng đồng doanh nghiệp khoảng 15 tỷ đồng/năm.
Đối với công tác hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động của đề án đánh giá giữa kỳ Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016- 2020 (theo Quyết định 1614/QĐ-BTC năm 2016 của Bộ Tài chính). Ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý tuân thủ giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2018.
Đồng thời tổ chức rà soát, chuẩn hóa lại Danh mục vị trí việc làm (VTVL) và các bản mô tả công việc các VTVL trong toàn ngành Hải quan đảm bảo phù hợp và sát với các quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ hiện hành. Ban hành quyết định về yêu cầu năng lực 4 lĩnh vực (Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan, Xử lý vi phạm và Chống buôn lậu)…
Cùng với đó tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan. Đến nay, ngành Hải quan đã mua sắm và đưa vào sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại như: Tàu, ca nô chống buôn lậu trên biển, trên sông; máy soi container; xe kiểm định di động; máy soi hành lý; 8 máy soi hàng hóa; hệ thống camera giám sát; seal GPS giám sát hàng chuyển cửa khẩu, hàng tạm nhập-tái xuất…
Bên cạnh đó, công tác ứng dụng CNTT và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được tăng cường. Về ứng dụng CNTT, chúng ta đã nâng cấp các hệ thống CNTT đáp ứng Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC như: Hệ thống Ecustoms5; Hệ thống gia công, sản xuất xuất khẩu; Hệ thống quản lý hải quan tự động…
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Hải quan, hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Đây là động lực để đẩy mạnh cải cách hành chính nằm trong chủ trương chung của Chính phủ.
Không chỉ cải cách, hiện đại hóa nội ngành, Tổng cục Hải quan còn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực (Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại) Ủy ban 1899, vai trò này được thể hiện như thế nào trong năm 2018, thưa Tổng cục trưởng?
Với vai trò Cơ quan Thường trực, năm 2018, Tổng cục Hải quan đã tích cực điều phối, đôn đốc và phối hợp với các bộ, ngành triển khai NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại. Trong đó tập trung thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại” vào tháng 7/2018; các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ- Chủ tịch Ủy ban 1899 tại Phiên họp lần thứ Ba (tháng 1/2018) và các cuộc họp liên quan. Đến nay, cơ bản các thủ tục chủ yếu liên quan đến hoạt động XNK của các bộ, ngành đã được kết nối NSW theo kế hoạch, việc tham gia ASW của Việt Nam cũng đang đi đúng lộ trình.
Về công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) hàng hóa XNK, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Đặc biệt là rà soát, chuẩn hóa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu kèm mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trong năm 2018, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có 20 văn bản tham gia với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện danh mục về quản lý và KTCN.
Về thủ tục KTCN, năm 2018, các bộ, ngành đã cắt giảm 6.776/9.926 thủ tục KTCN, vượt 36% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 19 năm 2018, nhờ đó tiết kiệm được 11,642 triệu ngày công/năm, tiết kiệm được 5.407 tỷ đồng.
Xây dựng lực lượng Hải quan vững mạnh
Công tác hải quan luôn được xem là môi trường hoạt động nhạy cảm, vì vậy, ngành Hải quan luôn có có sự chủ động phòng ngừa các hành vi, biểu hiện gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực của công chức hải quan, năm 2018, vấn đề này có sự chuyển biến như thế nào, thưa Tổng cục trưởng?
Tổng cục Hải quan xác định vấn đề con người, công tác cán bộ luôn là yếu tố quyết định trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Để công tác xây dựng lực lượng, công tác quản lý hải quan đi vào thực chất, tăng cường sự kết nối giữa Hải quan các cấp, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều quy định, quy chế về kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan và giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện của các đơn vị.
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số quy định thực hiện kỷ cương, kỷ luật góp phần chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của CBCC trong Ngành. Tuy nhiên, đến nay, các quy định này đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, do vậy cần có sự bổ sung cho phù hợp. Với mục tiêu đấu tranh chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, loại bỏ thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, phục vụ người dân và doanh nghiệp, năm 2018, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 2799/QĐ-TCHQ về Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm của công chức trong ngành Hải quan.
Quy chế được ban hành nhằm chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng hiệu quả trong tình hình mới; nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của CBCC hải quan khi thực thi công vụ, minh bạch trong xử lý vi phạm của CBCC. Quy chế cũng cụ thể hóa các quy định của pháp luật, đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật và phòng, chống tiêu cực trong ngành Hải quan. Công chức hải quan sẽ nhận thức rõ ràng hơn tính tuân thủ, chuyên nghiệp trong thực thi công vụ và những điều mà mình không được làm.
So với các văn bản trước đây, Quy chế lần này có một số điểm mới đáng chú ý như định danh hơn 300 hành vi vi phạm, tương ứng với đó là các chế tài xử lý từ nhắc nhở, phê bình đến kỷ luật buộc thôi việc, trong đó quy định quy trình kiểm tra hoạt động công vụ.
Đặc biệt, Quy chế quy định chi tiết từng hành vi vi phạm của công chức hải quan từ tư thế, tác phong, lễ tiết đến hoạt động nghiệp vụ hải quan... Từ đó, tùy theo tính chất mức độ, đưa ra quy định chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm tương ứng.
Để hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ tài chính đặt ra, năm 2019, toàn Ngành cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Tổng cục trưởng?
Năm 2019 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020.
Để sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra, năm 2019, toàn Ngành cần tiếp tục quán triệt mục tiêu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong đó, cần tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm:
Thứ nhất, cải cách TTHC, hiện đại hóa hải quan. Trong đó tập trung vào: Hoàn thiện cơ chế chính sách; tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; các đề án ứng dụng CNTT, hiện đại hóa hải quan; tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban 1899, phối hợp với các bộ, ngành sớm hoàn thành thực hiện NSW, ASW và cải tiến công tác KTCN theo kế hoạch…
Thứ hai, nhóm nhiệm vụ về quản lý nhà nước về hải quan, cần tập trung tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát về hải quan; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao và tiếp tục xử lý hiệu quả vấn đề nợ thuế; đẩy mạnh áp dụng công tác quản lý rủi ro…
Thứ ba, nhóm nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chống thất thu ngân sách; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan…
Bên cạnh đó, toàn Ngành cần tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng, trong đó chú trọng vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực, trình độ CBCC; tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan…
Để đạt mục tiêu nêu trên, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của toàn thể CBCC, viên chức và người lao động ngành Hải quan. Đồng thời, ngành Hải quan mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp của các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhân dịp Xuân mới Kỷ Hợi 2019, thay mặt tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan và nhân danh cá nhân, qua Báo Hải quan, tôi xin gửi lời chúc tới các thế hệ CBCC, viên chức và người lao động ngành Hải quan trên mọi miền Tổ quốc lời chúc mừng An lành, Mạnh khỏe, Hạnh phúc và Thành công! Chúc toàn thể CBCC, viên chức, người lao động ngành Hải quan nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả cao nhất trên tất cả các mặt công tác trong năm 2019!
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Tổng cục trưởng cùng gia đình Năm mới An khang, Thịnh vượng !
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan
Cùng với cải cách, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, ngành Hải quan vẫn phải đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổng cục trưởng đánh giá thế nào về kết quả trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, và vai trò của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính trong năm 2018? Công tác phòng, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác hải quan. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, “vấn nạn” này luôn hết sức phức tạp. Với nhiệm vụ “gác cửa nền kinh tế”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị, nhất là lực lượng kiểm soát hải quan bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 138/CP, Bộ Tài chính… triển khai chủ động, quyết liệt, đồng bộ nhiều kế hoạch, chuyên đề đấu tranh, bắt giữ, xử lý hiệu quả các đối tượng vi phạm. Đặc biệt, việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu đã có sự gắn kết, trao đổi thông tin chặt chẽ với các công cụ quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan. Qua đó, số vụ vi phạm pháp luật hải quan, số vụ cơ quan Hải quan khởi tố và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố; trị giá hàng hóa vi phạm; tang vật thu giữ là hàng cấm như ma túy, sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê; hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả… tăng mạnh so với năm 2017. Với vai trò Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng chủ động tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng, trong đó tập trung vào: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm, triển khai trực ban, giám sát trực tuyến. |