Các nhà nghiên cứu cho biết việc kiểm tra thính giác để phát hiện và có biện pháp can thiệp ở ngay giai đoạn đầu rất quan trọng,ểmtrathínhgiácsớmchotrẻlàmtăngkhảnăngđọchiểtài xỉu bóng đá là gì có thể tạo ra sự khác biệt lâu dài trong quá trình phát triển.
Tiến sĩ Colin Kennedy, nhà thần kinh nhi khoa tại đại học Southampton (Anh Quốc) cho biết:” Ở đầu giai đoạn phôi thai có một thời điểm nhạy cảm mà nếu não nhận được thông tin chính xác, ngôn ngữ sẽ phát triển theo hướng mà thông tin đó tiếp tục được não tiếp nhận trong tương lai.”
Kiểm tra thính giác sớm cho trẻ sơ sinh giúp phát hiện sớm những trường hợp bị khiếm thính bẩm sinh và phát triển khả năng đọc hiểu. Ảnh minh họa
Kennedy cho biết đó là một bài kiểm tra sàng lọc hiệu quả và rất có thể sẽ được áp dụng đối với trẻ sơ sinh. “Nếu trường hợp trẻ bị điếc bẩm sinh vĩnh viễn, điều này sẽ cải thiện đáng kể cơ hội để trẻ được đọc và giao tiếp như một đứa trẻ có thính giác bình thường”, ông nói.
Chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh đã được thực hiện ở Anh và Đức. Khoảng 90% trẻ sơ sinh ở Mỹ đã được áp dụng chương trình này.
Trong một nghiên cứu mới, nhóm của Kennedy đã theo dõi 76 thanh thiếu niên bị khiếm thính bẩm sinh vĩnh viễn có khả năng đọc sách trong độ tuổi từ 6-10 và được kiếm tra một lần nữa 9 năm sau đó. Các nhà nghiên cứu đã so sánh điểm số đọc hiểu của 35 thanh thiếu niên khiếm thính đã được xác nhận trước 9 tháng tuổi với 41 trẻ khác được chẩn đoán sau 9 tháng tuổi.
Kiểm tra thính giác sớm cho trẻ cần vượt qua rào cản gia đình. Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy, tính trung bình, các thiếu niên được chẩn đoán trước 9 tháng có điểm đọc hiểu cao hơn đáng kể so với những thiếu niên còn lại. Trên thực tế, khoảng cách này còn được mở rộng hơn nữa khi các em còn là học sinh tiểu học.Sự khác biệt lớn nhất là kết quả khả năng đọc hiểu rất kém với những thiếu niên được chẩn đoán mất thính giác khi đã lớn tuổi hơn.
Sự khác biệt chủ yếu là kết quả của kỹ năng đọc đã trở nên tồi tệ với đối tượng thanh thiếu niên được xác nhận mất thính giác khi họ lớn tuổi hơn. Tiến sĩ Nancy Young, bác sĩ chuyên khoa Nhi Tai – mũi – họng tại bênh viện Nhi Lurie tại Chicago (Mỹ) dù không tham gia vào cuộc nghiên cứu cũng cho biết nó có thể có tác động hữu ích đến các em, chẳng hạn như máy trợ thính. “Tôi cho rằng trừ khi các gia đình từ chối, họ đều có thể nhận máy trợ thính nhờ sự hỗ trợ của hệ thống y tế chính phủ và do đó những trẻ bị khiếm thính sẽ được can thiệp sớm trong khoảng thời gian hợp lý”, bà nói.
Bà cũng cho biết những đứa trẻ bị mất thính lực vĩnh viễn có thể phù hợp với máy trợ thính trong vòng từ 4-6 tuần sau khi sinh, nếu chúng được xác định và chẩn đoán sớm. Hiện tại chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh tại các bang của Mỹ đã đạt được thành công cao.
Tuy nhiên việc tiếp cận với các xét nghiệm chẩn đoán và hỗ trợ cấy ghép ốc tai đặc biệt có thể xảy ra vấn đề vì có thể sẽ không được tài trợ hoàn toàn, thậm chí không được tài trợ. Bà cũng lưu ý rằng trong nghiên cứu này, những đứa trẻ có cha mẹ không nói được tiếng Anh có nhiều khả năng không được xác định sớm khả năng thính giác và ảnh hưởng đến cả quá trình sau này. Vì vậy gia đình có thể là rào cản lớn trong việc can thiệp y tế vào sức khỏe con em mình.
Nguyễn Huyền
Ban hành danh mục sữa, sản phẩm từ sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi