【ket qua vo dich quoc gia duc】Thế giới chỉ ghi nhận trên 500 ca tử vong; Dịch diễn biến nghiêm trọng ở Trung Quốc

Chú thích ảnh
Người dân đến xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm xét nghiệm tại thành phố Thượng Hải,ếgiớichỉghinhậntrêncatửvongDịchdiễnbiếnnghiêmtrọngởTrungQuốket qua vo dich quoc gia duc Trung Quốc ngày 27/4/2022.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 517.197.665 ca, trong đó có tổng cộng 6.276.293 người tử vong.

Ngày 8/5, thế giới có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 34 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế đi ngang.

Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Đài Loan (Trung Quốc) là nơi ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 44.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 110 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 68 ca tử vong. Trong ngày 8/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 8.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (54 ca).

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.

Chú thích ảnh
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Đông Nam Á.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.

Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, với 83.567.707 ca mắc và 1.024.525 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 43.102.508 ca mắc và 524.064 ca tử vong. Với 30.558.530 ca mắc và 664.179 ca tử vong, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc nhưng đứng thứ hai về số ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 184.640 ca mắc COVID-19 và 372 ca tử vong.

Campuchia ngày 7/5 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Đây là lần đầu tiên quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tín hiệu tích cực như vậy kể từ khi làn sóng dịch thứ ba lây nhiễm trong cộng đồng bùng phát vào tháng 2 năm ngoái.

Campuchia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2/2021. Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, tính đến nay, gần 15 triệu người tại nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, chiếm 93,7% dân số; 14,22 triệu người, tương đương 89% dân số đã được tiêm đầy đủ các mũi cơ bản. Nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao, quốc gia Đông Nam Á này đã nối lại tất cả các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời mở cửa biên giới, cho phép tất cả các du khách đã tiêm đầy đủ các mũi cơ bản nhập cảnh mà không phải cách ly kể từ tháng 11/2021.

Trong khi đó, Trung Quốc đại lục ghi nhận 319 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng và 4.065 ca mắc mới không có triệu chứng trong ngày 7/5. Trong số trên, riêng thành phố Thượng Hải ghi nhận 215 ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng và 3.760 ca không triệu chứng, trong khi có thêm 8 ca tử vong do COVID-19 mà nguyên nhân trực tiếp là do bệnh nhân mắc bệnh lý nền.

Ngoài Thượng Hải, 11 khu vực cấp tỉnh khác ở Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận các ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó thủ đô Bắc Kinh có 44 ca và Hà Nam có 25 ca. Với 1.115 bệnh nhân bình phục được ghi nhận trong ngày 7/5, hiện vẫn còn 9.181 bệnh nhân đang được điều trị trong các bệnh viện ở Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc hiện đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với đại dịch COVID-19 với các biện pháp phản ứng nhanh và can thiệp sớm để ngăn ngừa biến thể Omicron rất dễ lây lan. Hiện các cơ quan chức năng Trung Quốc đang thiết lập hàng nghìn điểm xét nghiệm PCR tại các thành phố lớn.

Ngày 8/5, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết nhà chức trách tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các mẫu nước thải thu thập từ các khu vực khác nhau ở vùng lãnh thổ này, cho thấy khả năng có một số trường hợp mắc bệnh không phát hiện ra.

Theo chính quyền Hong Kong, để giúp xác định những người mắc COVID-19, khoảng 150.000 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ được cấp phát cho người dân, công nhân vệ sinh và nhân viên quản lý tòa nhà tại các khu vực có các mẫu nước thải cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 với tải lượng virus tương đối cao. Chính quyền kêu gọi người dân dùng bộ xét nghiệm nhanh, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính cần nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng thông qua nền tảng trực tuyến của chính quyền.

Trong ngày 8/5, Hong Kong ghi nhận 112 ca mắc mới COVID-19 được phát hiện thông qua các xét nghiệm axit nucleic, và 154 trường hợp khác tự báo cáo sau khi tiến hành xét nghiệm nhanh.

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc.

Theo một cuộc khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 10% số người nhập viện do mắc COVID-19 tiếp tục chịu ảnh hưởng của các triệu chứng của bệnh 1 năm sau khi họ xuất viện. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật Bản tiến hành, công bố ngày 7/5.

Theo khảo sát, các triệu chứng kéo dài thường gặp nhất là giảm sức mạnh cơ bắp (7,4%), tiếp đó là khó thở (4,4%) và hôn mê (3,5%). Số người bị mất và thay đổi khứu giác là 1,6%, trong khi số người thay đổi vị giác là 1,0%. Một số người cho biết phải chịu nhiều triệu chứng khác nhau. Khảo sát cũng cho thấy số người phải tìm đến sự hỗ trợ của các cơ sở y tế do các triệu chứng vẫn còn dù đã xuất viện 1 năm ở mức 9,8%. Khoảng 5,1% số người tham gia khảo sát cho thấy các tác động của virus SARS-CoV-2 đến phổi dù 1 năm sau khi xuất viện.

New Zealand vừa ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.5 tại khu vực cửa khẩu. Trường hợp này từ Nam Phi đến New Zealand. Hôm 1/5 vừa qua, New Zealand cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể BA.4, cũng đến từ Nam Phi. Bộ Y tế New Zealand cho biết sẽ phải mất vài tuần hoặc vài tháng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng loại biến thể mới hoặc dòng phụ mới của biến thể. Do đó, nhà chức trách nước này sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.

Tại Israel, từ ngày 20/5, quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với du khách nhập cảnh tại sân bay Ben Gurion ở thủ đô Tel Aviv sẽ được dỡ bỏ, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong ngày ở nước này giảm từ mức hơn 6.000 ca xuống mức dưới 2.000 ca trong tháng qua. Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn phải có xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay tới nước này.

Kể từ ngày 10/5, du khách nước ngoài có thể thực hiện xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành tới Israel thay vì xét nghiệm PCR 72 giờ trước khi tới nước này theo như yêu cầu hiện nay.

Kể từ ngày 1/3 vừa qua Israel đã dỡ bỏ quy định công dân Israel ở nước ngoài trước khi lên máy bay về nước phải xét nghiệm ở nước sở tại. Theo quy định hiện nay, mọi du khách nhập cảnh phải tự cách ly ít nhất trong 24 giờ, hoặc cho đến khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Cucuta, Colombia

CNN dẫn tuyên bố của Viện Nhi khoa Mỹ cho biết, hiện chưa có bất kỳ xét nghiệm cụ thể nào để xác định hội chứng COVID kéo dài. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, gần 13 triệu trẻ em đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2-10% trẻ trong số này có nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài, nhưng trên thực tế con số có thể còn lớn hơn như vậy. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng COVID kéo dài ở người trưởng thành chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp đã khỏi bệnh.

Nhiều bác sĩ đang điều trị cho trẻ tại Mỹ cho biết các em đã phải chờ đợi rất lâu mới đến hẹn khám. Có nhiều nhiều trường hợp đã đặt lịch sang cả tháng 9 năm nay.

Hiện các bác sĩ đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân gây hội chứng COVID kéo dài theo cách "bí ẩn" như vậy ở trẻ nhỏ. Họ cũng đang nghiên cứu đâu là triệu chứng để xác định hội chứng COVID kéo dài ở trẻ. Dù một số nghiên cứu ở người trưởng thành đã chỉ ra tới 200 triệu chứng COVID kéo dài, nhưng điều này không được áp dụng cho các trường hợp lâm sàng nói chung./.