【bong đa trực tuyến】Rà soát loạt dự án bất động sản từ 2ha trở lên tại 6 tỉnh thành phố
Bộ KH&ĐT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh,àsoátloạtdựánbấtđộngsảntừhatrởlêntạitỉnhthànhphốbong đa trực tuyến thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện của các dự án có vốn FDI trên địa bàn.
Theo đó, đối tượng rà soát thuộc các dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 100 triệu USD trở lên; dự án có diện tích đất sử dụng từ 50ha trở lên.
Đáng chú ý, các dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, mà có diện tích đất sử dụng từ 2ha trở lên cũng thuộc diện phải rà soát, báo cáo. Các kết quả rà soát được đề nghị gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/6.
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị các cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo thông tin liên quan tới tình hình góp vốn, giải ngân vốn đầu tư; việc thực hiện các mục tiêu quy định tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thực hiện các cam kết về tiến độ triển khai dự án; tình hình sử dụng đất và việc chấp hành các quy định về đất đai, xây dựng; việc chấp hành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (các loại thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...); tình hình sử dụng lao động và chấp hành Luật lao động; tình hình chấp hành các quy định về môi trường, đảm bảo về môi trường.
Nếu trường hợp có sự chậm trễ hoặc chưa thực hiện đúng các mục tiêu tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các quy định khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cơ quan đăng ký đầu tư nêu rõ thực trạng và lý do.
Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố Trung ương chỉ đạo các cơ quan đăng ký đầu tư tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất sửa đổi luật pháp, chính sách để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, trong đó tập trung vào hai nhóm dự án:
Thứ nhất là nhóm dự án khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư (thực thi chính sách, thủ tục về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, lao động, nghĩa vụ tài chính,...);
Thứ hai là nhóm dự án không triển khai hoặc chậm triển khai, không thực hiện theo tiến độ đã cam kết.
Theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 của Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố mới đây, Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực, là một trong số các nước ASEAN duy trì tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.
Cụ thể, năm 2021, vốn đăng ký đạt 31 tỷ USD, tăng 9% và vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong hoạt động FDI như chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao khi số lượng dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ, châu Âu chỉ chiếm 5%, công nghệ trung bình chiếm 80%, công nghệ lạc hậu chiếm 15%.
Hiện nay, cả nước có 335 KCN với tổng diện tích hơn 100.000ha đang tiếp tục phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các KCN đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững hơn về kinh tế, xã hội và môi trường để thu hút các dòng vốn ngoại tệ mạnh từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Châu Âu (EU)...