Đến 30/9/2019,ơntriệulượthộnghèođượcvayvốnchínhsásoi keo lens tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 200.813 tỷ đồng, tăng 13.021 tỷ đồng (+6,9%) so với cuối năm 2018, với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 162 nghìn lao động; trong đó hơn 4,8 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 12 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn học tập; xây dựng hơn 1 triệu công trình cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường; xây dựng trên 12 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 3 nghìn căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.
Hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách sẽ không chỉ gia tăng tỷ lệ thuận theo con số tăng trưởng tín dụng mà hứa hẹn những bứt phá mới và lan tỏa rộng hơn nữa từ sự phối hợp của Ngân hàng Chính sách Xã hội cùng chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể các cấp và của chính người nghèo.
Đơn cử như vấn đề tạo nguồn vốn cho vay hộ nghèo và tín dụng chính sách giờ đã có sự tham gia tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ủy thác vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, hoặc cho vay theo dự án riêng của địa phương. Tính đến 30/9/2019 tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 14.618 tỷ đồng.
Sau 17 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu với hơn 20 chương trình đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; trong đó tập trung ưu tiên cho vay khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Chỉ tính riêng giai đoạn sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới từ 2016 đến nay đã có gần 7,7 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, với doanh số cho vay đạt 211.744 tỷ đồng./.
Theo TTXVN