【stuttgart – gladbach】Lại kéo trụ giữ chỉ số, nhiều cổ phiếu giảm

CKVIC “gánh” gần 2 điểm

Hôm nay thị trường không đón nhận tin xấu nào cụ thể,ạikéotrụgiữchỉsốnhiềucổphiếugiảstuttgart – gladbach tâm lý nhà đầu tư rất yếu sau những thất vọng về việc không vượt được đỉnh 1.200 điểm mà lại giảm rất nhanh. Hôm qua nếu không có VIC nâng đỡ VN-Index đã giảm điểm tiếp phiên thứ 3 liên tục.

Điều này phần nào được chứng minh khi đầu phiên VIC không tăng được, mà giảm nhẹ 0,36% so với tham chiếu. VN-Index lập tức chững lại, Đến giữa phiên sáng VIC có một nhịp trượt về gần tham chiếu, VN-Index chịu ảnh hưởng nặng nề, sụt giảm tới 2,17% so với tham chiếu.

Tuy nhiên VIC rốt cục vẫn là “con bài” quan trọng nhất. Cổ phiếu này được nâng giá tăng trở lại trong phiên chiều, giúp ổn định chỉ số. VN-Index hầu như đi ngang cả phiên chiều và chốt ngày chỉ giảm chưa tới 1 điểm. VIC tăng 1,81%. Chỉ riêng cổ phiếu này đã đỡ cho chỉ số tới gần 2 điểm.

Một số blue-chips cũng phục hồi khá tốt như HPG tăng 2,67%, MWG tăng 0,93%, VJC tăng 1,87%... Ngoài ra HDB, TCB, VPB, POW, REE, SSI, STB trong nhóm VN30 cũng tăng. Các mã này ảnh hưởng nhiều tới VN30-Index và giúp chỉ số này chốt ngày trên tham chiếu 0,22% hay 2,55 điểm.

Tuy vậy nhóm VN30 vẫn có số mã giảm áp đảo 19 mã so với 11 mã tăng. Các trụ quan trọng vẫn rơi khá sâu như VNM giảm 1,12%, VHM giảm 1,03%, GAS giảm 1,22%, VRE giảm 1,98%, CTG giảm 0,89%.

Mặt khác, số lượng mã giảm áp đảo hoàn toàn trên mặt bằng chung. Sàn HSX ghi nhận cứ 1 mã giảm chỉ có 0,39 mã tăng. Vì vậy dù kéo VIC làm cho VN-Index giảm không đáng kể, nhưng cổ phiếu vẫn đang gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Sàn này có tới gần 170 mã giảm trên 1% lúc đóng cửa.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ giao dịch có chọn lọc. Chỉ những mã được đầu cơ mạnh mới hưởng lợi từ chỉ số đứng im. EVG, FLC, HAH, CRE, SMC, DPG, VDS là những mã hiếm hoi tăng trên 2% mà có thanh khoản tương đối cao.

Sàn HSX lực cầu bắt đáy không xuất hiện được. Cả sàn HSX buổi chiều chỉ giao dịch được 2.265 tỷ đồng, đợt ATC chỉ giao dịch 67 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã chuyển sang sàn HNX mua, đẩy thanh khoản sàn này lên rất cao. Tuy vậy cũng chỉ có SHB là ấn tượng khi mã này khớp kỷ lục gần 80 triệu cổ, trị giá 1.522 tỷ đồng. SHB cũng tăng giá kịch trần lên 19.500 đồng. Tuy vậy cổ phiếu này cũng chỉ là quay lại mức giá đỉnh trong 3 tháng đầu năm, vốn đã hai lần thất bại.

VN-Index đang cố giữ ngưỡng tâm lý?

Hôm nay là một phiên giao dịch rất quan trọng vì VN-Index cần phải giữ được ngưỡng 1150 điểm. Đây là ngưỡng hỗ trợ vốn đã hai lần chặn đà giảm thành công kể từ cuối tháng 2. Nhà đầu tư cho rằng thị trường đang dao động trong khoảng 1150-1200 điểm.

Khi VN-Index không vượt được ngưỡng 1200 điểm thì điều chỉnh giảm và nếu chỉ số vẫn không để mất mốc 1150 điểm tức là vẫn còn cơ hội tích lũy để vượt đỉnh. Ngược lại, nếu chỉ số thủng mức hỗ trợ, nguy cơ cao là sẽ sụt giảm sâu hơn nữa.

Trong phiên sự suy yếu đột ngột một thời điểm của VIC đã đẩy VN-Index rơi tuột xuống 1137,9 điểm. Tuy nhiên ngay sau đó VIC lại được kéo giá lên giúp chỉ số đến cuối phiên đóng cửa tại 1162,61 điểm. Do đó VIC chính là yếu tố neo giữ cho chỉ số khỏi để thủng ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng.

Thị trường đang ở thời điểm rất nhạy cảm vì số lớn các cổ phiếu quan trọng đều rất yếu. Ngân hàng sau khi đạt đỉnh cuối tuần trước đã giảm liên tục tuần này. Cổ phiếu dầu khí cũng đạt đỉnh cùng với giá dầu và đang giảm. VIC trở thành mã quyết định “thành bại” của VN-Index vì chỉ cần để thủng ngưỡng 1150 điểm, trên góc độ kỹ thuật, thị trường sẽ chuyển sang trạng thái rất xấu.

Hiện tượng giữ trụ tuy có thể giúp VN-Index không xấu hơn nhưng cổ phiếu sẽ vẫn chịu ảnh hưởng. Như hôm nay nhà đầu tư thiệt hại đáng kể ở cổ phiếu giảm giá sâu, bất chấp VN-Index giảm chưa tới 1 điểm. Do vậy tổng thể thị trường có thể không quá xấu nếu nhìn vào chỉ số, nhưng cổ phiếu vẫn có nguy cơ bị bán cắt lỗ.

chứng khoán 26-3

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

14.194 tỷ đồng (+5%)

630,5 triệu (+3%)

3402 tỷ đồng (+132%)

215,5 triệu (+101%)

Khánh Nhi