Tháng 11/2012,ếtchếtạothànhcôngthiếtbịnhàmáynhiệtđiệbang xep hạng c1 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện được xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2012 - 2025.
Mục tiêu chung là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước.
Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định, các doanh nghiệp cơ khí đã thực hiện chế tạo nhiều thiết bị trong các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng còn một số điểm hạn chế cần có giải pháp khắc phục như cần có các đánh giá chi tiết hơn nữa về tỷ lệ tham gia của các doanh nghiệp trong nước trên tổng mức đầu tư của dự án, đối với từng hạng mục: Xây dựng, lắp đặt, tư vấn thiết kế, chế tạo thiết bị, gia công...
Để đảm bảo sự thành công của Chương trình thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương cần phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về việc thực hiện Quyết định số 1791/QĐ-TTg trong thời gian qua.
Cụ thể, về công tác tư vấn trong gói thầu EPC, các Bộ, ngành, doanh nghiệp cần phân tích kỹ sự tham gia của Tư vấn trong gói thầu EPC, trong đó có gói thầu EPC của dự án Vĩnh Tân 4, đánh giá các công việc tư vấn trong nước đã thực hiện được trong các giai đoạn thiết kế (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,…), các nội dung tư vấn trong nước tự thực hiện, tư vấn trong nước thực hiện có sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài và các nội dung do tư vấn nước ngoài thực hiện,…; giá trị và tỷ lệ thực hiện của tư vấn trong nước tại các dự án; đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị và tỷ lệ tự thực hiện của tư vấn trong nước; đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị và tỷ lệ tự thực hiện trong công tác tư vấn chế tạo.
Đồng thời, phân định rõ và đánh giá kỹ các hạng mục thiết bị, công trình doanh nghiệp trong nước tự thực hiện được; hạng mục có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, tư vấn nước ngoài; hạng mục chỉ có doanh nghiệp nước ngoài thực hiện được.
Rà soát, đánh giá kỹ năng lực, kinh nghiệm của các doanh nghiệp cơ khí, đơn vị tư vấn trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp có tên trong Quyết định số 1791/QĐ-TTg và các doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm khác, trong đó có tham khảo nhận xét, đánh giá của Tổng thầu EPC; đề xuất việc đầu tư bổ sung hoặc nâng cấp các máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm và đào tạo thêm nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp cơ khí tham gia vào Chương trình thí điểm cũng cần phải tuân theo quy luật thị trường. Chủ đầu tư, Tổng thầu EPC là các đơn vị phải chịu trách nhiệm chính với các dự án do mình chủ đầu tư và chủ trì thực hiện, do đó cần căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, giá chào,... của các đơn vị cơ khí trong nước để quyết định việc sử dụng dịch vụ của các đơn vị, cùng với việc sử dụng khả năng tự thực hiện của các Chủ đầu tư và Tổng thầu EPC theo quy định.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện một gói thầu, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tiến độ theo quy định, cần tổ chức đấu thầu trong nước để lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định.
Theo Chinhphu