Sản phẩm thuốc lá Caraven A của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn in quảng cáo ngay trên hộp thuốc với thông điệp “Đầu lọc A+ mới - Kéo êm thêm vị đậm đà”
Bất chấp pháp luật
Thời gian qua,àngloạtcôngtysảnxuấtthuốclásửdụngthủđoạntinhviđểquảngcáosảnphẩđội hình lecce gặp fiorentina trên thị trường xuất hiện hàng loạt sản phẩm thuốc lá mới được in ấn đẹp mắt, kèm theo những lời rao bán “mật ngọt” khiến nhiều người hiểu sai lệch về những tác hại của thuốc lá. Trong đó phải kể đến các sản phẩm thuốc lá Caraven A (hay còn gọi là thuốc mèo) của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (trụ sở tại đường số 5, KCN Vĩnh Lộc A, Quận Tân Bình, TP HCM) cũng sử dụng thủ đoạn quảng cáo “trá hình” bằng những lời có cánh khi ra mắt sản phẩm mới được.
Theo đó, ngay trên bao bì sản phẩm mới, công ty này “tuyên bố”: “Đầu lọc A+ mới - Kéo êm thêm vị đậm đà!”, đặc biệt, phía bên trong bao thuốc còn gắn kèm một sticker giới thiệu sản phẩm và kêu gọi mọi người hãy “Khám phá ngay”.
Tương tự, sản phẩm thuốc lá Marlboro do Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris (trụ sở tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ) sản xuất được bán ra thị trường đều có lời giới thiệu khá hấp dẫn với thông điệp quảng cáo: “Vị ngon hơn, đậm đà hơn; đầu lọc cứng, giữ trọn vị ngon”.
Mặc dù không phô trương như hai công ty trên nhưng sản phẩm thuốc lá 555 (thuốc ba số) của Công ty TNHH Liên Doanh VINA-BAT (Lô C45/I, đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chấn, TP HCM) cũng sử dụng chiêu bài “quan hệ công chúng” bằng những lời chúc mừng năm mới đầy ẩn ý trên vỏ bao thuốc lá. Theo đó, trên vỏ bao thuốc lá 555 được in nhiều họa tiết mới lấp lánh màu vàng với một vòng tròn lớn, in nổi chữ “lộc” nhằm gửi gắm “tài lộc” trong dịp tết sắp tới. Đặc biệt, phía trong bao thuốc được nhét thêm một sticker in dòng chữ “Trao tài lộc trọn tình thâm giao”.
Bàn luận với phóng viên, một chuyên gia truyền thông cho biết: “Tất cả hình ảnh trên bất kỳ sản phẩm nào đều mang ý nghĩa thông điệp của nhà sản xuất với khách hàng. Ở đây, nhìn qua các tấm thiệp mừng trong bao thuốc không chỉ đơn thuần là chúc mừng khác hàng trong dịp năm mới mà còn ẩn chứa lớp nghĩa sâu xa hơn. Các thông điệp này đều khá dễ hiểu và sẽ tác động đến lên tiềm thức của từng người tiêu dùng, họ sẽ nhớ và thèm sản phẩm có thông điệp ấn tượng… Như vậy, việc không phô trương nhưng cũng là một chiến lược truyền thông khá khôn ngoan”.
Luật sư Vũ Hữu Thiên - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, căn cứ vào Điều 31 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Điều 7 Luật Quảng cáo 2012; Điều 50 Nghị định 158/NĐ - 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì thuốc lá là mặt hàng cấm quảng cáo dưới mọi hình thức. Hành vi vi phạm của công ty nêu trên có thể sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, phải thực tháo gỡ, xóa các quảng cáo đã thực hiện, tiến hành thu hồi các sản phẩm có in quảng cáo đã đưa ra thị trường.
Khi “chất độc” được nâng niu
Thực tế, theo khảo sát của phóng viên, những lời quảng cáo “có cánh” ẩn nấp dưới nhiều vỏ bọc như tri ân, cải tiến chất lượng… đã khiến nhiều người hiểu rằng, thuốc lá thơm ngon như một món ăn bổ dưỡng, đậm đà như một thứ đồ uống, làm họ hiểu sai về tác hại của thuốc lá đối với với con người. Thời gian vừa qua các sản phẩm thuốc lá mới được đưa vào thị trường tiêu thụ dưới nhiều hình thức.
Tuy nhiên, do có luật cấm quảng cáo loại “hàng hóa độc hại” này nên các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thường sử dụng nhiều chiêu trò để pr, quảng cáo sản phẩm như in poster treo ở các đại lý, quán nước để giới thiệu sản phẩm, thuê PG đến các quán nhậu để mời hút thử và tiếp thị sản phẩm. Trong đó, cá biệt một số hãng sử dụng hình thức khuyến mại đặc biệt để đánh vào tâm lý ham rẻ của nhiều người nhằm giới thiệu sản phẩm mới…
Điển hình phải kể đến sản phẩm thuốc lá Marlboro (bao màu trắng), do Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris sản xuất đã sử dụng chiêu quảng cáo và khuyến mại để thu hút khách hàng. Theo đó, cuối năm 2015 khi ra mắt các sản phẩm thuốc lá mới, công ty này đã xây dựng chiến lược giới thiệu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng cách giảm 2000 đồng cho khách hàng khi mua thuốc bóc tem thuốc gửi lại đại lý, hoặc hút 10 bao thuốc, mang vỏ đến trả cho đại lý sẽ được tặng 1 bao thuốc mới…
Là một người mới nghiện thuốc lá, anh Bùi Quang Cảnh, 28 tuổi, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ rằng: “Tôi thấy hiện nay các sản phẩm thuốc lá bây giờ thật phong phú và đa dạng, ngay hãng thuốc Malboro cũng có mấy loại xanh, đỏ, tím vàng có cả. Trước tôi chỉ sử dụng Marlboro đỏ nhưng sau này thấy ra mắt sản phẩm Mallboro trắng cải tiến, nghe quảng cáo thấy bảo nhẹ và êm hơn nên tôi chuyển sang dùng loại này” - anh Cảnh nói.
Tiết lộ với phóng viên về sự ảnh hưởng của các quảng cáo sản phẩm thuốc lá mới, một chủ tiệm tạp hóa trên phố Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Thông thường những người nghiện thuốc lá sẽ hay sử dụng các sản phẩm quen thuộc bởi họ quen vị của loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi nhận thấy những sản phẩm mới ra đời được bán chạy hơn các sản phẩm cũ. Bởi lẽ, sản phẩm mới thường có bao bì rất bắt mắt, hình thức đẹp, đặc biệt là những cải tiến chất lượng được ghi trên các sản phẩm khiến nhiều người thay đổi quan điểm, chuyển sang trải nghiệm những loại thuốc mới. Đặc biệt, một số hãng thuốc lá còn sử dụng chính sách khuyến mại để hấp dẫn người tiêu dùng như tặng bật lửa, giảm giá thuốc khi bóc tem trả lại…”.
Thạc sĩ Trần Khánh Long - Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, chiến thuật của ngành công nghiệp thuốc lá ngày càng đa dạng, tinh vi và liên tục thay đổi. Các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong quy định hiện hành đưa ra chiêu thức “trốn” luật. Chẳng hạn, một số công ty thuê các nữ nhân viên tiếp thị có hình thức bắt mắt để quảng bá sản phẩm. Mặc dù không mang theo túi đựng thuốc lá, nhưng sau khi mời chào, nếu khách hàng có nhu cầu, họ mới đưa sản phẩm ra tiếp thị và mời dùng thử sản phẩm. Vì thế, số lượng thuốc lá bán ra thị trường vẫn khá lớn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, thuốc lá là nguyên nhân khiến 40.000 người tử vong mỗi năm và trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có 100 người tử vong do hút thuốc lá. Số người trưởng thành hút thuốc lá tại Việt Nam là 15,3 triệu người, chiếm gần một nửa tổng số người ở độ tuổi này. Tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc lá tại gia đình là 47,7% và tại nơi công cộng là 66,5%. Đến nay, đã thiết lập đường dây tư vấn cai nghiện thuốc lá 1800-6606.
Theo baophapluat.vn