Với thế mạnh về nông nghiệp nên tỉnh luôn tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; triển khai nhiều mô hình sản xuất chất lượng cao,ếmạnhnngnghiệnhận định soi kèo bóng đá đêm nay gắn với bao tiêu nông sản, giúp người dân giảm chi phí, nâng cao thu nhập.
Nông dân trong tỉnh tăng cường sử dụng máy cấy trong gieo trồng lúa. Ảnh: HOÀI THU
Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cho người trồng lúa. Nhất là khi giá phân hóa học tăng cao như hiện nay, chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” là một trong những giải pháp đã được áp dụng nhiều nơi trong tỉnh. Lợi ích dễ nhận thấy khi áp dụng là giúp bà con giảm được chi phí vật tư do giảm được số lượng các yếu tố về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Nhân viên kỹ thuật hướng dẫn xã viên HTX Dịch vụ và Nông nghiệp Kiến Thành vận hành máy bay không người lái. Ảnh: HỮU HIỆP
Ông Võ Quốc Tuấn, ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Từ khi tôi áp dụng gieo sạ giảm lúa giống đã giảm được lượng phân bón, ít sâu bệnh nên ít tốn tiền mua thuốc bảo vệ thực vật. Chẳng hạn như bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali; còn sâu bệnh như đạo ôn, vi khuẩn lem lép hạt hay các bệnh khác thấy cũng giảm đi rất nhiều”.
Song song với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất thì việc đưa cơ giới vào đồng ruộng cũng được các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện, nhằm giúp cho nông dân giảm bớt công lao động. Từ việc vận dụng hiệu quả các nguồn kinh phí để hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác mua máy cấy lúa, máy phun phân và dụng cụ sạ hàng; đến nay, công tác thu hoạch và làm đất trong sản xuất lúa được cơ giới hóa 100%.
Trong vụ lúa Đông xuân 2021-2022, HTX Dịch vụ và Nông nghiệp Kiến Thành, ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, được hỗ trợ mua 2 máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, với số tiền hơn 1,4 tỉ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50%, HTX đối ứng 50% kinh phí. Ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc HTX Dịch vụ và Nông nghiệp Kiến Thành, cho biết: “Sử dụng máy bay phun thuốc thì tiết kiệm được thuốc, thời gian phun rất nhanh. Bình thường thuê lao động phun 1ha lúa ít nhất cũng hơn mấy giờ mới xong, nhưng nếu máy bay phun khoảng 10 phút là xong diện tích đó. Khi gặp thời tiết mưa gió, mình phun sớm khi mưa không ảnh hưởng và làm trôi thuốc”.
Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp Hậu Giang, thời gian qua đơn vị đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn ở các địa phương. Thông qua các mô hình, dự án được xây dựng và triển khai trên địa bàn tỉnh trong năm 2021, người dân đã dần tiếp cận và làm quen với những tiến bộ khoa học, những kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, từ đó vận dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả kinh tế từ những mô hình của trung tâm xây dựng, đem lại là rất thiết thực, từ những kết quả đó người dân trong vùng cũng như các khu vực lân cận bắt đầu nhân rộng, qua đó thay đổi tư duy canh tác, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nhằm tăng gia sản xuất, thu về lợi nhuận kinh tế, cải thiện đời sống cho gia đình.
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cho biết, tới đây sẽ tăng cường nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách làm hay, hiệu quả đến bà con nông dân bằng nhiều hình thức hỗ trợ, đổi mới, đa dạng. Từ đó, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị trường xuất khẩu, liên kết theo chuỗi giá trị, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Bên cạnh đẩy mạnh đưa cơ hóa vào sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh còn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Như mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, được huyện Vị Thủy triển khai thực hiện từ năm 2020 đến nay được khoảng 700ha, với hơn 100 hộ tham gia. Nhằm xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Nguyễn Mãnh Liệt, nông dân ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Khi tham gia mô hình sản xuất sử dụng phân hữu cơ bón cho lúa, tôi thấy có rất nhiều ưu điểm, như giảm được lượng sâu, bệnh gây hại, lúa cứng cây ít đổ ngã. Đặc biệt, chi phí rải phân hữu cơ thấp hơn 2-3 lần khi sử dụng phân bón vô cơ, từ đó giảm chi phí đầu tư mùa vụ, góp phần tăng thu nhập cho nông dân”.
Với diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 46.000ha, năng suất bình quân 6,2 tấn/ha, tổng sản lượng hàng năm đạt từ 280.000 tấn trở lên. Đặc biệt, huyện Vị Thủy có trên 10.000ha sản xuất lúa chất lượng cao, trong đó trên 300ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và an toàn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu trên, hàng năm huyện đã đầu tư các công trình thủy lợi như thực hiện nạo vét các kênh thủy lợi, xây dựng trạm bơm điện, hệ thống cống đảm bảo phục vụ khép kín hoàn chỉnh cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có 159 trạm bơm điện, 89 cống hở kiên cố, đảm bảo khép kín gần 13.200ha, chiếm trên 80% diện tích đất sản xuất lúa theo tiêu chí nông thôn mới.
Ông Trương Trần Trọng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, thông tin: Huyện sẽ tranh thủ mọi nguồn lực để phát huy thế mạnh của địa phương. Trong đó, tiếp tục phát triển nông nghiệp là mũi nhọn. Để làm được điều này, huyện sẽ cùng các sở, ngành tỉnh, các doanh nghiệp rà soát bổ sung quy hoạch phù hợp với các loại cây trồng, vật nuôi ở thời điểm hiện nay, để làm sao sản xuất ra có doanh nghiệp bao tiêu, giá cả hợp lý, trên cơ sở hàng hóa của người dân sản xuất ra có thị trường tiêu thụ.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết sẽ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn thị trường với Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tập trung phát triển các HTX gắn sản xuất với chuỗi cung ứng. Đồng thời, phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng; tăng cường hướng dẫn, cấp chứng nhận mã số vùng trồng; khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường cho nông sản. Nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sinh vật gây hại cây trồng, chủ động phòng ngừa với loại sâu bệnh mới. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người dân sản xuất mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập...
Năm 2021, tổng diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh được 189.001ha, so với cùng kỳ giảm 4,66% (bằng 9.235ha). Các giống lúa được sử dụng phổ biến là OM 5451, OM 18, Đài thơm 8, RVT, IR 50404,… Năng suất đạt 6,748 tấn/ha, tăng 2,21% so với năm 2020. Sản lượng đạt 1.270.166 tấn, giảm 1,84% (bằng 23.835 tấn) so với năm 2020. |
HOÀI THU - HỮU HIỆP