Stephane Breitwieser,ờitựthúcủatêntrộmtranhkhéttiếngnhấtthếgiớket qua bong da truc tuyen 7m người Pháp, 52 tuổi, đã trộm các tác phẩm nghệ thuật trên khắp châu Âu từ năm 1995 tới 2001, trị giá khoảng 2 tỷ USD. Ước tính trung bình cứ nửa tháng, hắn lại thực hiện 1 vụ.
Tác phẩm có giá trị nhất mà hắn đánh cắp là Sybille of Clevescủa họa sĩ Lucas Cranach the Elder vào năm 1995, trị giá khoảng 6 triệu USD.
Trộm tranh nhưng không bán
Mới đây, tác giả Michael Finkel cho ra mắt cuốn Kẻ trộm nghệ thuật: Câu chuyện có thật về tình yêu, tội ác và nỗi ám ảnh nguy hiểmnói về thế giới kỳ lạ của Breitwieser.
Theo AP, câu chuyện trong sách chân thật tới nỗi có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu bởi như chứng kiện sự kiện diễn ra và đồng lõa với kẻ trộm.
Trước đó, một số người nói với Finkel rằng Breitwieser từ chối mọi cuộc phỏng vấn. Nhà văn người Mỹ quyết định viết thư tay cho Breitwieser. Sau nhiều lá thư của Finkel, Breitwieser đã đồng ý ăn trưa và dành 40 giờ để trả lời phỏng vấn. Họ cùng đi tới các bảo tàng.
Breitwieser lúc nào cũng có vẻ uể oải nhưng khi bước vào triển lãm, hắn như uống một tách espresso đậm đặc gấp 3 lần bình thường. Rồi đột nhiên, hắn lảm nhảm tựa một giáo sư nghệ thuật điên khùng.
Nhà văn Finkel nhớ lại: “Đứng trước tác phẩm không thích, khuôn mặt hắn phẳng lặng. Nhưng nếu đó là thứ hắn thích, hắn như bị điện giật. Nhìn tranh của Rubens, hắn nói với tôi: Những bức tranh không phải là hai chiều - chúng là ba chiều. Chúng giống như những tác phẩm điêu khắc vậy. Rồi hắn cầm tay tôi chà nhẹ vào góc tranh.
Tôi thừa nhận điều đó - sờ lớp sơn mà Peter Paul Rubens thực hiện từ thế kỷ 17, tôi nổi da gà. Tôi đang làm một điều bất hợp pháp”, Finkel kể.
Sau đó, hắn nói về về bức tranh, cách tốt nhất để gỡ ra khỏi tường, tháo khung, đem tranh ra ngoài và cất giấu ở nhà như thế nào. Finkel ghi lại sự phấn khích và điên rồ của tên trộm trong cuốn sách của ông ra đời sau lá thư tay ông viết cho Breitwieser 11 năm trước.
Cách thức trộm tranh
Theo Time, Breitwieser không bao giờ phải dùng sức để mở cửa bảo tàng, bò qua cửa sổ, hoặc trèo xuống từ giếng trời. Lý tưởng nhất là đến vào giờ ăn trưa, khi người tới xem thưa thớt hơn và nhân viên an ninh luân phiên ăn trưa.
Đồng phạm của Breitwieser là bạn gái lâu năm của hắn, Anne-Catherine Kleinklaus. Cô ta sẽ đứng ở cửa, cảnh báo có biến bằng tiếng ho nhẹ.
Để hòa lẫn với du khách, chúng luôn ăn mặc chỉn chu. Breitwieser nhấn mạnh, thời tiết lạnh sẽ thích hợp cho việc ăn trộm. Hắn có thể mặc áo khoác to hơn một cỡ và quần hơi rộng ở thắt lưng.
Dụng cụ duy nhất cần thiết là một con dao quân đội Thụy Sĩ. Cách tốt nhất để vào bảo tàng là mua vé bằng tiền mặt và đi qua cửa chính.
Khi vào bên trong, hãy lưu ý dòng khách và kiểm tra camera giám sát. Bảo vệ đang ngồi hay đi lại tuần tra? Chọn một phòng phụ nằm ngoài sự quan tâm của đa số khách, tốt nhất là phòng trưng bày có một lối vào và không có camera hoặc bảo vệ thường trực. Không khó để tìm thấy một vị trí như vậy trong nhiều bảo tàng, đặc biệt ở những nơi trưng bày nhỏ hơn.
Hắn nhắm tới những tượng điêu khắc chỉ bằng viên gạch; tranh không lớn hơn hộp bánh pizza. Quan trọng hơn, tác phẩm phải hút mắt hắn.
Breitwieser trở thành chuyên gia tháo lắp khung tranh sau khi học việc tại một cửa hàng khung. Hắn cũng từng làm thêm công việc bảo vệ ở bảo tàng.
Hắn nói một bức tranh không có khung cũng dễ tổn thương như một đứa trẻ sơ sinh. Hết sức cẩn thận, hắn đặt bức tranh sau lưng, giữa áo sơ mi và áo khoác. Cuối cùng, dù bức tranh bị phát hiện mất tích, tiếng còi xe cảnh sát hú vang, vẫn phải bình tĩnh. Không được chạy. Đi bộ ra xe và lái đi.
Phi vụ cuối cùng
Dù chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng Breitwieser vẫn có những lần bị bắt quả tang.
Hắn và tình nhân bị bắt lần đầu tiên vào năm 1997, khi lấy bức tranh phong cảnh của Willem van Aelst tại một phòng trưng bày tư nhân. Chủ sở hữu đã nhanh chóng tìm ra tang vật trong xe của Breitwieser. Lần đầu phạm tội nên hắn chỉ bị kết án 8 tháng tù treo.
Vào tháng 11/2001, hắn bị bắt sau khi trộm chiếc kèn có từ năm 1584, trị giá hơn 50.000 USD. Bị bảo vệ phát hiện, hắn vẫn kịp trốn thoát. Nhưng 2 ngày sau, hắn quay lại bảo tàng. Nhà báo Erich Eisner đang dắt chó đi dạo trong khuôn viên thấy Breitwieser khả nghi nên kịp thời báo bảo vệ bắt hắn.
Nghe tin về con trai, mẹ của Breitwieser lập tức cắt vụn một số tranh và vứt vào thùng rác với lý do “quá tức giận con”. Bà ta nhận bản án 3 năm vì phá hủy các tác phẩm nghệ thuật.
Vào tháng 1/2005, Breitwieser định treo cổ tự tử nhưng một tù nhân đã báo cho lính canh ngăn lại. Ngày hôm sau, hắn bị tòa án ở Strasbourg (Pháp) kết án 3 năm tù nhưng chỉ thụ án 26 tháng. Trước đó, hắn đã ở tù 2 năm tại Thụy Sĩ trước khi bị dẫn độ về Pháp. Kleinklauss, bạn gái cũ của hắn, nhận 18 tháng tù.
Năm 2013, hắn bị kết án thêm 3 năm sau khi cảnh sát phát hiện 30 tác phẩm nữa tại nhà của hắn.
Tới năm 2019, do quá túng quẫn, hắn bị bắt lần nữa khi bán đồ ăn trộm. “Tên tội phạm có một không hai này, tên trộm lịch lãm chỉ quan tâm đến cái đẹp, đã rơi trở lại Trái đất”, tác giả Finkel nói.