您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【bảng xếp hạng thái lan】Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà

88Point2025-01-25 14:52:11【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Theo bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Trần Tôn Thái (ảnh), Trưởng khoa Nhi, Bệnh v bảng xếp hạng thái lan

Theămsctrẻtiuchảycấptạbảng xếp hạng thái lano bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Trần Tôn Thái (ảnh), Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, tiêu chảy cấp là đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân - phân lỏng như nước hay đàm máu, kéo dài dưới 14 ngày. Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau khi bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ. Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.

Trường hợp trẻ không có dấu hiệu mất nước tức là không có các dấu hiệu trên trẻ vẫn chơi, ăn, bú khá, có thể xử trí tại nhà. Không cần dùng kháng sinh, thuốc cầm ỉa và có thể chăm sóc tại nhà.

Khi này, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật.

*Cho trẻ uống dung dịch ORS - “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín. Cho trẻ uống viên kẽm theo toa bác sĩ.

*Tiếp tục cho trẻ ăn: Tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.

*Khi trẻ có một trong các biểu hiện sau đây: rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt; có máu trong phân, tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ; nôn ói nhiều, đau bụng; trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị.

Các gia đình không nên tự ý dùng thuốc cầm ói hay cầm tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ.

HỒNG DIỄM ghi

很赞哦!(8973)