88Point

(CMO) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại tỉnh Cà Mau đạt nhiều kết quả tích cực, t tỉ số của tây ban nha

【tỉ số của tây ban nha】Nâng chất đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển

Báo Cà Mau(CMO) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại tỉnh Cà Mau đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động, nhất là lao động nông thôn chưa đồng đều, đồng bộ. Quyết liệt nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tình hình thực tiễn phát triển tại địa phương là nội dung trọng tâm tại buổi làm việc của đoàn giám sát HĐND tỉnh Cà Mau với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chiều 7/6.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 18 cơ sở công lập và 5 cơ sở ngoài công lập. 17/18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổng số ngành nghề đã triển khai đào tạo tại địa phương là 24 ngành nghề, có 18 nghề phi nông nghiệp. Kinh phí dành cho đào tạo nghề từ năm 2015 đến nay trên 50,7 tỷ đồng. Tổng số người tham gia đào tạo nghề trên 117.000 người.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ trên 80%. Theo thống kê, số người trong độ tuổi lao động ở Cà Mau ước gần 772.000 người, năm 2017, tỉnh giải quyết việc làm tăng thêm trên 38.000 người, đạt 101% kế hoạch đề ra.

Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại Sở LĐ,TB &XH tỉnh Cà Mau.

Tại buổi giám sát, bà Trương Linh Phượng, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thông tin: “Sở đã chủ động tham mưu, đề xuất đối với những khó khăn, bất cập liên quan chính sách, pháp luật việc làm. Quản lý, kiểm tra, giám sát và kịp thời chấn chỉnh việc thực thi pháp luật, chính sách việc làm trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Điểm nhấn chính là việc đã hình thành được đề án đưa người lao động địa phương xuất khẩu lao động ra nước ngoài đến năm 2020”.

Thời gian qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật việc làm trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn không ít khó khăn, thách thức. Đó là việc nhiều lao động nông thôn chưa nhận thức đúng về lợi ích của việc học nghề. Đầu ra cho người tham gia học nghề còn khó khăn, chủ yếu là tham gia lao động tại gia đình nên thu nhập chưa bền vững, điều kiện nâng cao tay nghề hạn chế. Quy mô, mạng lưới và trang bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động. Việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm, khả năng giải quyết việc làm tại chỗ chưa nhiều. Chưa phát huy được tối đa hiệu quả của các sàn giao dịch việc làm và hướng xuất khẩu lao động.

Bà Ngô Ngọc Khuê, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội, HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát, cho rằng: “Chất lượng và cơ cấu lao động liên quan trực tiếp đến sự phát triển của địa phương, là một vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cả về quy mô, chất lượng, nhất là đối với lực lượng lao động nông thôn là đòi hỏi cấp thiết. Đoàn giám sát ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của ngành chủ quản, đồng thời sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị các cấp thẩm quyền để đưa ra những giải pháp kịp thời tháo gỡ, khắc phục khó khăn”./.

Quốc Rin

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap