【sevilla vs cadiz】Nguyên nhân khiến kinh tế Nga rơi vào bế tắc
Làm hòa với Nga,ênnhânkhiếnkinhtếNgarơivàobếtắsevilla vs cadiz Tổng thống Pháp muốn “đảo chiều lịch sử“? |
Kinh tế Nga đứng trước nhiều khó khăn. |
Theo thống kê, trong quý II/2019, GDP của Nga chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các chuyên gia đã liệt kê nhiều yếu tố tiêu cực gồm: cầu ngoại thương suy sụp, giảm mạnh chi tiêu ngân sách. Trong khi đó, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển chính là nhu cầu của người tiêu dùng. Chính bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút do các khoản vay đã phần nào khiến cho nhu cầu trở nên "kiệt quệ". Một mặt, tăng trưởng GDP trong quý I/2019 thậm chí còn thấp hơn (chỉ đạt mức 0,5%). Mặt khác, nếu phân tích dữ liệu quý sẽ thấy đây là các giá trị tồi tệ nhất trong 3 năm qua. Năm 2018, mức tăng trưởng GDP của Nga trong quý I và II lần lượt là 1,9% và 2,2%.
Nhà chức trách tài chính Nga đã quyết định hạn chế đáng kể hoạt động tín dụng của người dân, thắt chặt những yêu cầu đối với người vay và ngân hàng, vốn có xu hướng tăng quá mức rủi ro tín dụng. Do đó, các ngân hàng sẽ thường xuyên từ chối cho vay. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga trước đó đã xác nhận rằng, trong quý I/2019, tăng trưởng GDP có thể giảm xuống mức 0% khi không còn sự hỗ trợ như hoạt động cho vay tiêu dùng.
Theo các chuyên gia của Coface, "năm 2019, số doanh nghiệp phá sản ở Liên bang Nga sẽ tăng 2% so với năm 2018". Đặc biệt, tình trang bất ổn có thể thấy trong lĩnh vực xây dựng và dược phẩm. Ngoài ra, nguy cơ phá sản và vỡ nợ còn cao trong ngành dệt may, ngành vận tải và luyện kim. Theo các chuyên gia, công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nga trong những năm tới sẽ là việc thực hiện các dự án quốc gia. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kịch bản dự kiến trong vài năm tới của Bộ Phát triển Kinh tế Nga là “quá lạc quan”.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Nordea và Tập đoàn bảo hiểm Coface, nguyên nhân chính khiến cho nền kinh tế Nga năm 2019 phát triển chậm là bất ổn kinh tế, áp lực từ các biện pháp trừng phạt, gánh nặng thuế cao đối với doanh nghiệp và cầu nội địa yếu. Vì vậy, ngay cả động lực tăng trưởng quan trọng (giữ cho nền kinh tế Nga phát triển) cũng không hoạt động hết công suất. Điều này không có gì ngạc nhiên khi thu nhập của người dân giảm sút.
Trong khi đó, Alexei Antonov, chuyên gia phân tích của công ty Alor, nhận định rõ ràng xuất khẩu đang đình trệ, do "ảnh hưởng tạm thời của giai đoạn mất giá năm 2014, và các sản phẩm của Nga khó có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước đang phát triển khác".