【bóng đá cúp liên đoàn】Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc thừa nhận chủ quyền Biển Đông của Indonsia
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcthừanhậnchủquyềnBiểnĐôngcủbóng đá cúp liên đoàno những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, báo Người Đưa Tin dẫn nguồn từ trang Forbes cho biết, Trung Quốc đã gây bất ngờ lớn khi đột ngột tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Indonesia với quần đảo Natuna trên Biển Đông. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Jakarta vừa buông lời ‘dọa nạt’ sẽ kiện Bắc Kinh vì hành vi xâm phạm các khu vực lãnh thổ mà Indonesia có tuyên bố đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc công nhận quần đảo Natuna là của Indonesia khiến những nước quan tâm đến tình hình Biển Đông bất ngờ
Trước đó Ngoại trưởng Indonesia đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ những tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, nhưng chưa nhận được câu trả lời rõ ràng từ phía Bắc Kinh. Theo đó, trong một tuyên bố gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia - Armanatha Nasir đã lên tiếng khẳng định rằng, Indonesia hoàn toàn không thừa nhận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc bởi nó trái với các quy định của luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị, pháp luật và an ninh của Indonesia - Luhut Panjaitan cho biết, Indonesia sẽ có thể là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Nam Á kiện Trung Quốc vì yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông nếu Bắc Kinh và Jakarta không thể giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ này thông qua đối thoại.
Trước những tuyên bố của Indonesia, Hồng Lỗi - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng "nước này cam kết giải quyết tranh chấp với các bên bằng con đường đối thoại, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử" bất chấp thực tế là nước này không có chủ quyền ở khu vực, tất cả các chứng cứ lịch sử mà Bắc Kinh hiện có đều là bịa đặt và ngụy tạo. Ông Hồng Lỗi cũng nhấn mạnh, "Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Indonesia với quần đảo Natuna".
Trước đó, Indonesia từng ‘dọa’ sẽ kiện bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc vì chủ quyền Biển Đông
Giới quan sát quốc tế bình luận, việc Bắc Kinh bất ngờ "hạ giọng" với Jakarta được cho là để ngăn ngừa khả năng Indonesia tiếp tục kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như những gì Philippines đã làm trước đó, hòng làm an lòng các nhà lãnh đạo của nước này trước tham vọng to lớn mà Trung Nam Hải đang hiện thực hóa bằng được – đó là giấc mộng độc chiếm Biển Đông.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, báo Vietnam+ dẫn nguồn tin từ tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 13/11 cho hay, nhiều nhà phân tích và giới chức quốc phòng đều cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không lâm vào tình trạng đối đầu hay xung đột quân sự ở Biển Đông. Tuy nhiên, nguy cơ va chạm là điều dễ xảy ra khi quân đội hai nước ngày càng tiệm cận với nhau trên biển cũng như trên không, khiến căng thẳng chính trị có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Phân tích này xuất phát từ việc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tuần qua hai máy bay ném bom chiến lược B52 của Không quân Mỹ đã bay qua không phận quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, và giới chức kiểm soát không lưu của Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh báo. Ông Peter Cook - Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho rằng hai máy bay này hoạt động trong "không phận quốc tế" và tiếp tục sứ mệnh của mình ngay cả khi Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo.
Truyền thông Anh cảnh báo nguy cơ va chạm Mỹ và Trung Quốc va chạm trên Biển Đông
Lầu Năm Góc cũng cho rằng hoạt động của hai máy bay này không nhằm mục đích khiêu khích hay thách thức bất cứ bên liên quan nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, việc Trung Quốc phát đi tín hiệu cảnh báo máy bay B52 của Mỹ là động thái mới nhất chứng tỏ mối quan hệ giữa hai nước vẫn có nguy cơ căng thẳng, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện về quân sự ở Biển Đông.
Phan Huyền(T/h)
Giá vàng hôm nay 16/11/2015: Chuyên gia bi quan về giá vàng tuần này