【kết quả bóng đá hôm.nay】Vĩnh Phúc: Thêm trợ lực để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển
Tỉnh Vĩnh Phúc đang tiếp tục xây dựng các chính sách đặc thù,ĩnhPhúcThêmtrợlựcđểngànhcôngnghiệphỗtrợpháttriểkết quả bóng đá hôm.nay tạo môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho doanh nghiệptham gia đầu tưvào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ |
Hiện toàn tỉnh đang có 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hoặc có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nhóm ngành chủ yếu: Công nghiệp cơ khí; ô tô, xe máy; dệt may; điện tử, tin học; vật liệu xây dựng. 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp đều chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn đạt trên 145.910 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2020.
Hầu hết các nhóm sản phẩm chủ lực ngành công nghiệp hỗ trợ đều tăng cao, trong đó, ngành sản xuất xe ô tô các loại tăng 49%, linh kiện điện tử tăng 34%, quần áo các loại tăng 19%, gạch ốp lát tăng 13%... Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, chủ động điều chỉnh tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao cấp lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, tăng thu ngân sách nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực của địa phương phát triển cũng như tăng sức hấp dẫn đối với môi trường đầu tư của tỉnh.
Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tiềm năng sử dụng, cung ứng các sản phẩm hỗ trợ tại tỉnh và các địa phương lân cận cao cùng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh thì sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn khá khiêm tốn. Đáng nói, số doanh nghiệp nội địa tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ rất ít, nếu có chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng đơn giản, khả năng cạnh tranh thấp, rất khó tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn các doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu chỉ quan tâm đến chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, giá thuê mặt bằng, chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thị trường…
Từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tạo nền tảng phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt mục tiêu tăng dần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; đưa công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ đủ điều kiện để trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các tập đoàn kinh tếlớn, có ít nhất 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, thời gian tới, cùng với triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh bằng những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Trọng tâm là đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng thị trường; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Được biết, để tiếp sức cho ngành công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh các chính sách hiện hành, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57, trong đó có nội dung bổ sung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự ánsản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Đối tượng được hưởng lợi từ Nghị định là các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trước năm 2015 và đã được cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, doanh nghiệp thuộc đối tượng này sẽ được áp dụng mức ưu đãi thuế cao nhất đối với thu nhập phát sinh từ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp cho thời gian còn lại, kể từ kỳ tính thuế được cấp Giấy xác nhận ưu đãi công nghiệp hỗ trợ.
Sau khi áp dụng các quy định chuyển tiếp ưu đãi, nếu doanh nghiệp có số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa đã kê khai hoặc qua thanh kiểm tra thuế, thì có quyền đề nghị cơ quan thuế thực hiện bù trừ với nghĩa vụ thuế còn nợ, nghĩa vụ thuế phát sinh của kỳ tính thuế tiếp theo. Bên cạnh đó, Chính phủ cho phép doanh nghiệp được áp dụng hồi tố các ưu đãi thuế được hưởng và trong trường hợp có phát sinh nộp thừa, mặc dù đã được cơ quan thuế thanh, kiểm tra vẫn được phép bù trừ với nghĩa vụ thuế trong tương lai.
Chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 6/2021, Nghị định 57 của Chính phủ đang được xem là “liều vắc-xin tinh thần” cần thiết giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chínhcho hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn đã rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặt khác, tạo động lực, củng cố niềm tin để doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng yên tâm tập trung sản xuất, kinh doanh, hạn chế sự đứt gãy của chuỗi sản xuất, cung ứng, từ đó, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp bền vững.