【nhan dinh bong da hom.nay】Thủy điện Việt Nam: Quá khứ

Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 3: Tương lai nào cho thủy điện
Chú trọng công tác quản lý an toàn đập

Siết quản lý thủy điện

Năm 2013,ủyđiệnViệtNamQuákhứnhan dinh bong da hom.nay Quốc hội khóa XIII đã có Nghị quyết số 62/2013/QH13 đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện rà soát toàn diện về công tác quản lý vận hành thủy điện. Theo đó, trong 3 năm thực hiện rà soát 1.237 thủy điện lớn, nhỏ, Bộ Công Thương đã loại 684 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch. Trong đó có 8 dự án bậc thang, 463 dự án thủy điện nhỏ và 213 dự án không đưa vào diện xem xét quy hoạch.

Năm 2016, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi UBND 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) và các tỉnh vùng phụ cận gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước tiếp tục rà soát, đánh giá chính xác về thủy điện bao gồm cả các dự án đang vận hành, đầu tư xây dựng hoặc nghiên cứu đầu tư và chưa nghiên cứu đầu tư. Kiên quyết không đưa vào quy hoạch các dự án chiếm đất quá nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hiệu quả kinh tế thấp. Đối với các thủy điện đang thi công xây dựng, đã hoàn thành và đi vào vận hành, nếu không thực hiện đầy đủ các cam kết theo quy định phải dừng triển khai hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.

Đầu năm 2017, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành kế hoạch hành động trong lĩnh vực thủy điện với 8 nội dung cụ thể. Trong đó có việc rà soát, đánh giá tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình, vận hành, khai thác, an toàn đập thủy điện; công tác cấp phép hoạt động điện lực; đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng các dự án/công trình thủy điện từ giai đoạn quy hoạch đến khi nghiệm thu đưa vào vận hành khai thác của các cơ quan, đơn vị liên quan; rà soát kỹ nội dung các quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa thủy điện bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành; các phương án phòng, chống lụt bão bảo đảm an toàn đập; tổ chức phổ biến đầy đủ kiến thức, quy định pháp luật liên quan đến việc chỉ huy, thực hiện lệnh vận hành hồ chứa thủy điện (đặc biệt trong mùa mưa, lũ) cho các tỉnh, các nhà máy thủy điện còn những vấn đề tồn tại, hạn chế liên quan cũng như công tác tuyên truyền về thủy điện.

Đẩy mạnh các giải pháp

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực - cho biết: Thủy điện vẫn là nguồn tài nguyên năng lượng sạch, tái tạo, suất đầu tư và giá thành sản xuất rẻ, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt nguồn năng lượng, nhiệt điện than tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, suất đầu tư cho năng lượng tái tạo như mặt trời/gió còn cao; áp lực từ ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải CO2... thì thủy điện vẫn đang chứng minh được vai trò hữu ích nếu quản lý tốt.

Liên quan đến công tác quản lý thủy điện, nhiều chuyên gia cho rằng, trên cơ sở định hướng của Bộ Công Thương, các địa phương cần xây dựng và đẩy mạnh thực thi các giải pháp với những mục tiêu cụ thể, có chế tài xử lý nghiêm minh những trường hợp để xảy ra sai phạm.

Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 3: Tương lai nào cho thủy điện
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng tránh thiên tai

Trong vấn đề quy hoạch, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho rằng, đã đến lúc không nên giao cho địa phương chủ trì quy hoạch rồi cấp phép cho thủy điện nhỏ, vì thủy điện không chỉ là thủy lợi, nó liên quan đến kết cấu đập, thiết kế, thi công, môi trường... nên cần có chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, không nên làm những thủy điện công suất nhỏ hơn 1,5 MW và những dự án thủy điện mất nhiều đất, ảnh hưởng đến môi trường xã hội, dự án nằm sâu trong rừng vì hiệu quả không cao, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Cần nhìn nhận, đánh giá khách quan trên cơ sở khoa học và lợi ích quốc gia, đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tồn tại, phát huy mặt tích cực để phát triển thủy điện bền vững.

Tiếp tục chú trọng công tác quản lý an toàn đập, trong đó đánh giá lại chất lượng các công trình đập thủy điện, khắc phục những thiếu sót hiện hữu; tăng cường giám sát các chủ đập thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa cả mùa lũ và mùa khô, bảo đảm an toàn cho hạ du. Trong mùa lũ, các hồ cần xả nước trước khi lũ về, trước khi xả phải thông báo đúng thời gian quy định cho chính quyền và người dân vùng hạ du biết... Trong mùa cạn, buộc các hồ duy trì thời gian xả liên tục với lưu lượng xả nhất định. Đơn cử như việc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ trên hệ thống sông Ba và sông Đồng Nai mới đây.

Ngoài ra, cần đầu tư, tăng cường cho công tác quan trắc, dự báo thời tiết phục vụ quy trình vận hành hồ/liên hồ; xây dựng bản đồ ngập lụt cũng như hệ thống cảnh báo, thông tin cơ sở để người dân dễ tiếp cận.

Đại diện một số địa phương cũng kiến nghị, cần nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các hồ chứa thủy lợi dung tích lớn dọc các lưu vực sông sau đập thủy điện để có thể tận dụng nguồn nước, trữ nước phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi trong mùa hạn, góp phần giảm lũ trong mùa mưa.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong phòng tránh thiên tai; bảo vệ rừng, tránh tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác nước ngầm; sử dụng hiệu quả nguồn Quỹ chăm sóc và bảo vệ rừng...

TIN LIÊN QUAN
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai: Kỳ 2 - Nhìn thẳng vào sự thật
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh