Sau cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ,ổNhĩKỳđangbịchiarẽnhận định c1 nhiều vụ xô xát đã xảy ra giữa những người ủng hộ Đảng AKP và CHP.
Dù kết quả trưng cầu ý dân được cho là có lợi cho Tổng thống Erdogan, ông vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai. Ảnh: REUTERS
Theo đó, nhiều cuộc tranh cãi và ẩu đả đã xảy ra giữa những người ủng hộ đảng cầm quyền AKP và Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) ngay khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, Đảng AKP giành quyền chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trước đó cùng ngày. Cuộc xô xát xảy ra khi những người ủng hộ đảng cầm quyền kéo đến trụ sở của Đảng Nhân dân Cộng hòa phô trương kết quả chiến thắng của Tổng thống Erdogan. Ngược lại, những người ủng hộ Đảng Nhân dân Cộng hòa cho rằng, đây là kết quả không chính thức và tuyên bố sẽ yêu cầu kiểm lại số phiếu trong cuộc trưng cầu.
Hôm 16-4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố phe đồng ý sửa đổi Hiến pháp đã giành được 51,5% số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân.
Kết quả này nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống. Tổng thống sẽ có thêm quyền bổ nhiệm bộ trưởng, ban hành sắc lệnh, giải tán quốc hội, soạn dự thảo ngân sách, ban bố tình trạng khẩn cấp... Ngoài ra, vai trò của thủ tướng sẽ bị bãi bỏ và quyền lực tập trung vào tay tổng thống. Nội dung dự thảo hiến pháp mới cho biết bầu cử tổng thống và quốc hội mới sẽ diễn ra vào ngày 3-11-2019. Tổng thống sẽ đảm nhận tối đa 2 nhiệm kỳ 5 năm. Vì thế, trong trường hợp hiến pháp thay đổi và ông Erdogan chiến thắng trong 2 cuộc bầu cử năm 2019 và 2024, nhà lãnh đạo này có thể nắm quyền đến năm 2029.
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, tỷ lệ cử tri ủng hộ sửa đổi Hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân đạt 51,3% sau khi 99% số phiếu được kiểm, tức nhiều hơn phe phản đối 1,3 triệu phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 86%. Trong khi đó, Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập chính tuyên bố sẽ yêu cầu kiểm lại đến 60% số phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân.
Ông Erdogan lập luận rằng những thay đổi sửa đổi Hiến pháp là cần thiết để giải quyết những thách thức an ninh mà Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt sau 9 tháng xảy ra vụ đảo chính bất thành, như cuộc nổi dậy của người Kurd, mối đe dọa khủng bố và cuộc xung đột ở nước láng giềng Syria.
Trái lại, những người phản đối lo ngại những thay đổi hiến pháp nêu trên sẽ tập trung quá nhiều quyền lực vào tay tổng thống, đe dọa dẫn đến chế độ độc tài tại đất nước vừa chứng kiến khoảng 40.000 người bị bắt sau vụ đảo chính hồi tháng 7-2016, dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Không chỉ gây chia rẽ trong nước, quá trình vận động liên quan đến cuộc trưng cầu ý dân còn khiến quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) thêm xấu đi thời gian qua. Lấy lý do an ninh, chính phủ một số quốc gia châu Âu đã ngăn chặn các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tuần hành vận động cử tri gốc Thổ đang sống tại nước mình. Ankara đã phản ứng giận dữ trước động thái trên và dọa xem xét lại quan hệ với EU sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm tư cách thành viên của khối này.
Cuộc bỏ phiếu với những sự ngờ vực từ phe đối lập cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Erdogan đang bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, thay vì lo lắng về cuộc khủng hoảng, vị Tổng thống này lại muốn mở rộng quyền lực của mình và điều đó khiến Tho Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên kém ổn định.
NGUYỄN TẤN tổng hợp