【kết quả nagoya grampus】Còn chồng chéo trong việc định giá hàng hoá, dịch vụ
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi): Giảm danh mục kê khai giá để tập trung vào hàng hóa thiết yếu Bổ sung quy định làm rõ nguyên tắc kiểm tra về giá,ònchồngchéotrongviệcđịnhgiáhànghoádịchvụkết quả nagoya grampus đảm bảo công khai, minh bạch Phân công, phân cấp để rõ trách nhiệm trong quản lý giá |
Về phương pháp định giá, tại Luật Giá quy định: Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 25/2014/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ: Theo đó, quy định 2 phương pháp định giá đó là: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Xét theo phương diện chuyên môn thì 2 phương pháp tại Thông tư 25/2014/TT-BTC đã cơ bản bao quát hết các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục.
Ảnh: Minh họa. Ảnh: T.T. |
Tuy nhiên, việc quy định có phương pháp định giá riêng nhưng không có quy định điều kiện để giới hạn việc xây dựng, ban hành dẫn đến một số trường hợp ban hành phương pháp riêng nhưng thực chất chính là phương pháp chi phí kết hợp với việc hướng dẫn chi tiết hơn ở việc xác định một số khoản chi phí đặc thù là không cần thiết. Nếu tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc này thì có thể dẫn đến không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khó tránh có xung đột pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, việc giao các bộ, ngành hướng dẫn phương pháp định giá riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý sẽ dẫn đến việc nhiều phương pháp được quy định rải rác tại pháp luật chuyên ngành và sẽ khó kiểm soát, ảnh hưởng đến việc áp dụng trong thực tiễn, thậm chí xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự thống nhất với các nguyên tắc cơ bản tại phương pháp định giá chung, một phần do vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về giá.
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định phương pháp định giá cho thấy, phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện định giá hàng hóa, dịch vụ vẫn là phương pháp chi phí, gắn với định mức kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, có thể áp dụng thực hiện chung theo Thông tư 25/2014/TT-BTC, nhưng vấn đề vướng mắc là bởi nếu định mức kinh tế kỹ thuật không đầy đủ, sẽ không thể xây dựng được chi phí và gây ra chậm, muộn về tiến độ triển khai định giá đối với hàng hóa, dịch vụ.
Mặt khác, hiện nay đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thì có các hình thức định giá gắn mới mục tiêu quản lý gồm: định giá cụ thể, định giá tối đa, định giá tối thiểu, định khung giá. Tuy vậy, việc chỉ quy định một phương pháp chi phí gắn với các định mức kinh tế kỹ thuật là chưa đầy đủ, đảm bảo tính tương quan giữa hình thức định giá và phương pháp định giá.
Trong khi đó, khi chuyển mạnh hướng quản lý giá theo cơ chế thị trường thì việc định phương pháp định giá gắn với tiếp cận từ thu nhập sẽ tạo thuận lợi cho việc định giá, nhất là các dịch vụ gắn với những yếu tố nhân lực có trình độ cao (dịch vụ giáo dục, y tế…). Phương pháp so sánh mặc dù là phương pháp có tính chất thị trường cao, nhưng hiện nay chỉ phù hợp áp dụng trong một số trường hợp định giá đối với mua, bán hàng dự trữ…
Những bất cập này đã được Bộ Tài chính đề xuất, sửa đổi tại Luật Giá (sửa đổi)./.
Định mức kinh tế kỹ thuật không đầy đủ sẽ phát sinh vướng mắc Qua rà soát cho thấy, phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện định giá hàng hóa, dịch vụ vẫn là phương pháp chi phí, gắn với định mức kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, có thể áp dụng thực hiện chung theo Thông tư 25/2014/TT-BTC, nhưng vấn đề vướng mắc là bởi nếu định mức kinh tế kỹ thuật không đầy đủ, sẽ không thể xây dựng được chi phí và gây ra chậm, muộn về tiến độ triển khai định giá đối với hàng hóa, dịch vụ. |