Cúp C1

【tran dau hom nay】Phát triển hạ tầng KCN gần cảng biển nước sâu tại Hải Phòng: “Bệ phóng” cho ngành logistics

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Thành công của KCN gần cảng biểnTại Việt Nam, Chính phủ đã có tầm tran dau hom nay

Thành công của KCN gần cảng biển

Tại Việt Nam,áttriểnhạtầngKCNgầncảngbiểnnướcsâutạiHảiPhòngBệphóngchongàtran dau hom nay Chính phủ đã có tầm nhìn các ngành kinh tếthuần biển sẽ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước tính đạt 65-70% GDP cả nước vào năm 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã thành lập 19 khu kinh tế ven biển, trong đó có 18 khu đi vào hoạt động. Các khu kinh tế này thu hút 553 dự ánnước ngoài với tổng vốn đầu tưđăng ký là 54,36 tỷ USD; 1.604 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1,37 triệu tỷ đồng.

Chính trọng tâm phát triển này đã làm nở rộ các khu kinh tế ven biển trong thời gian qua. Đơn cử như Khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng đến nay thu hút gần 11 tỷ USD, chiếm đến 2/3 tổng đầu tư FDI vào Hải Phòng với các nhà đầu tư có tên tuổi như LG, Pegatron, Bridgestone, Nipro Pharma, SKC, Kyocera, Fuji Xerox, Regina Miracle, Flat, USI... Khu kinh tế này góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Hải Phòng và Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được đánh giá là khu kinh tế ven biển thành công nhất Việt Nam hiện nay

Các KCN được xây dựng bên cạnh cảng biển, nằm trong khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành xu hướng tất yếu do tận dụng được tiềm lực sẵn có về đường bờ biển dài của Việt Nam, giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường lớn với chi phí thấp; trở thành miền đất lành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng được đánh giá là bệ phóng tăng trưởng của ngành dịch vụ hậu cần cảng biển và logistics.

Theo quy hoạch, mạng lưới logistics Hải Phòng đến năm 2030 đạt khoảng 1.700 - 2.000 ha và đến năm 2040 khoảng 2.200- 2.500 ha, gồm trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ - Cát Hải; các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng, trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính.

Thực tế, logistics dần đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của  Hải Phòng. Theo UBND TP. Hải Phòng, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên địa bàn đạt khoảng 20 - 23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố đạt từ 13 - 15%. Như vậy, tăng trưởng dịch vụ logistics bình quân hàng năm cao gấp đôi so với tăng trưởng GRDP.

Hiện, cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đang là cảng biển nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải lên tới 14.000 TEUs. Cùng với đó, cảng Lạch Huyện được xếp vào loại đặc biệt được ưu tiên đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Khu bến cảng container tại Lạch Huyện hiện đang được khai thác và triển khai đầu tư xây dựng 8 bến, trong đó đã khai thác từ năm 2018 bến số 1, số 2 với tổng chiều dài 750 m, năng lực thông qua đạt khoảng 1,5 triệu Teu/năm; đang thi công xây dựng 4 bến số 3, số 4 (dự kiến khai thác trong tháng 2/2025) và số 5, số 6 (dự kiến vận hành khai thác giai đoạn vào tháng 6/2025) với tổng chiều dài 1.650 m, năng lực thông qua đạt khoảng 3 triệu Teu/năm; đang triển khai thủ tục thi công bến số 7, số 8 với tổng chiều dài 900 m, năng lực thông qua đạt khoảng 1,5 triệu Teu/năm.

Bến số 1 số 2 Cảng nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng

Như vậy, Khu bến cảng container Lạch Huyện đến năm 2027 sẽ có 8 bến (từ bến 1-8) với tổng chiều dài 3.300 m và năng lực thông qua hàng container đạt 6 triệu Teu được đầu tư, đưa vào khai thác theo đúng lộ trình quy hoạch được duyệt, đảm bảo năng lực đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa hiện nay và trong thời gian tới tại khu vực.

Theo Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT), cảng Lạch Huyện đang tiếp nhận 15 tuyến dịch vụ thường xuyên mỗi tuần trong đó có 7 tuyến dịch vụ xuyên Thái Bình Dương đi trực tiếp đến Mỹ, 3 tuyến dịch vụ Ấn Độ và các tuyến dịch vụ Nội Á khác.

Nhờ đó, cảng Lạch Huyện trở thành điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa miền Bắc Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Mảnh đất lành của các nhà đầu tư

Hiện nay, cảng nước sâu Lạch Huyện đóng vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trong khu vực nhờ kết nối trực tiếp với các khu công nghiệp trọng điểm. Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng III, do Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C làm chủ đầu tư, có vị trí tiếp giáp với hệ thống cảng quốc tế này đang được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi, không chỉ vì việc vận chuyển hàng hóa ra vào nhà máy nhanh chóng và thuận tiện, dễ dàng tiếp cận với tổ hợp nhà máy sản xuất ô tôVinfast và các nguồn lực khác, mà còn vì yếu tố quy hoạch của KCN cho phép xây dựng cảng biển dành riêng cho doanh nghiệpsản xuất trong KCN.

Khu vực cây xanh tại Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng III

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C cho biết, nhờ lợi thế này, KCN DEEP C Hải Phòng III phù hợp với các dự án sản xuất thiết bị siêu trường siêu trọng như tua-bin điện gió, bên cạnh các dự án logistics, dịch vụ hậu cần, cảng cạn, sản xuất linh kiện ô tô...

Được biết, KCN DEEP C Hải Phòng III có tổng diện tích 520 ha, trong đó 350 ha là đất công nghiệp tổng hợp và 19 ha dành riêng cho phát triển hạ tầng cảng.

Phối cảnh quy hoạch KCN DEEP C Hải Phòng III

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, việc phát triển KCN DEEP C Hải Phòng III cùng hệ thống cảng nước sâu Lạch Huyện góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa giá trị của cảng Lạch Huyện trong thúc đẩy phát triển công nghiệp và logistics của Hải Phòng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nhà đầu tư chắc chắn sẽ tận dụng được đầy đủ lợi thế của các KCN gần cảng biển để phát triển.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap