【thứ hạng của western sydney wanderers fc】Nga thay đổi chính sách về Trung Đông

nga thay doi chinh sach ve trung dong

Nga quyết định chuyển giao S-300 cho Iran

TheđổichínhsáchvềTrungĐôthứ hạng của western sydney wanderers fco các chuyên gia phân tích, nếu S-300 được coi là một hệ thống phòng thủ tên lửa thì việc giao hàng cho Iran không vi phạm các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Tehran. Tuy nhiên, đằng sau diễn biến này chính là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là Nga và bên kia là phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang mở rộng về các nước Đông Âu, và cuộc xung đột ở Ukraine cũng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt với Nga sau đó.

Thực vậy, ngoài thông báo chuyển giao S-300 cho Iran, Nga cũng tăng cường các hoạt động tại khu vực Trung Đông trong những tháng gần đây. Các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới Tehran (tháng 1-2015) và Tổng thống Vladimir Putin đến Ai Cập (tháng 2-2015), hay việc Moscow cung cấp vũ khí cho Cairo, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đến Nga (tháng 4-2015) nhằm thảo luận về tiến trình hòa bình Trung Đông, sự can dự của Nga ở Syria cũng như việc Nga và Jordan đang thảo luận các khả năng về khả năng Nga cung cấp các lò phản ứng năng lượng hạt nhân cho quốc gia vùng Vịnh, hay gần đây nhất là việc Moscow mời các quan chức cấp cao của Saudi Arabia tới thăm Nga... là những bằng chứng rõ nét cho sự tăng cường hoạt động của Moscow tại khu vực.

Theo thông báo của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Antoly Antonov, lý do chính thức của việc bàn giao S-300 là Tehran yêu cầu Moscow trả lại tiền vì không nhận được vũ khí. Xét tới những khó khăn kinh tế mà Nga đang phải đối mặt do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Moscow không thể đứng ra trả khoản tiền bị phạt lên tới khoảng 4 tỷ USD vi phạm hợp đồng theo yêu cầu của Tehran (mặc dù tổng giá trị hợp đồng chỉ khoảng 1 tỷ USD). Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của quyết định nói trên còn xuất phát từ những quan ngại từ phía Moscow về việc một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng sẽ khiến Tehran xích lại gần hơn với Mỹ, trong khi Nga lại muốn kéo Iran lại gần. Và Moscow đã gặp "thiên thời": Việc Nhóm P5+1 và Iran ngày 2-4 vừa qua đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về hạt nhân của Tehran được coi là một “cơ hội thuận lợi” cho Nga thông báo việc chuyển giao hệ thống tên lửa cho Iran, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên hành động hướng tới gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vùng Vịnh này.

Chính sách của Nga đối với khu vực Trung Đông nhìn bề ngoài là trung lập nhưng theo các chuyên gia phân tích, trên thực tế, Moscow đang có xu hướng ủng hộ trục Hồi giáo Shi’ite do Iran đứng đầu, bao gồm Syria, Iraq và cả Yemen. Mặt khác, Moscow tìm cách thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia Hồi giáo Sunni đứng đầu như Saudi Arabia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các quốc gia vùng Vịnh và cả Israel.

Trong những năm gần đây, Nga và Israel đã tăng cường mối quan hệ gần gũi hơn, thể hiện qua việc Nga giữ lại hệ thống tên lửa S-300, không giao cho Iran và Syria, cũng như trong một thỏa thuận ngầm theo đó cả Moscow lẫn Tel Avip đều sẽ không can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Nga hoặc Israel với bên thứ ba. Chính vì vậy, Israel đã duy trì lập trường trung lập đối với chính sách của Nga tại Crimea và Ukraine, và Nga cho tới tận gần đây cũng tránh "thách thức" Israel về vấn đề Palestine, thậm chí cả khi Israel phát động chiến dịch quân sự tại Dải Gaza hồi mùa Hè năm 2014. Tuy nhiên, không nên coi ý định chuyển giao S-300 cho Iran là chính sách chỉ nhằm riêng vào Israel. Đó là lý do tại sao Nga sẽ nỗ lực xoa dịu những quan ngại của Israel thông qua đối thoại chính trị và bù đắp việc này bằng cách thúc đẩy các dự án kinh tế. Sau cùng, Nga vẫn coi Israel là một nhân tố quan trọng ở Trung Đông, đặc biệt là đối với sự ổn định trong khu vực cũng như khởi động tiến trình hòa đàm với Palestine và ngăn chặn sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.