Kiểm soát lạm phát nhưng tăng trưởng chưa hợp lý
Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế đề cập. Theứckhỏeampquotcủanềnkinhtếkèo giải ngoại hạng anho TS. Ngô Trí Long, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2,4% so với tháng 12 năm 2012 là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là tín hiệu tốt để phấn đấu kiểm soát lạm phát trong cả năm.
Tuy nhiên phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn tới lạm phát giảm nhanh khiến chúng ta lo ngại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm chỉ tăng 11,9%, thấp hơn mức tăng 19,7% của cùng kỳ năm 2012. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa chỉ tăng 4,9%. Như vậy, thực chất, do kinh tế khó khăn với những tác động không mong muốn đã dẫn đến lạm phát thấp.
Cho nên, theo TS. Ngô Trí Long, nhìn vào chỉ số lạm phát 6 tháng đầu năm cũng là niềm vui, song cũng cần thận trọng trong việc điều hành giá cả 6 tháng cuối năm. Bởi lạm phát thấp không phải do hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao mà do nội lực kinh tế chưa được phục hồi, DN gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho vẫn còn cao do kinh tế vĩ mô không ổn định.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Thẩm định giá Việt Nam, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn, cần thực hiện đúng nhiệm vụ thu- chi theo kế hoạch, chống thất thu và triệt để tiết kiệm chi. Ông Thỏa đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải giữ mức bội chi ngân sách theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra đó là không quá 4,8% GDP. |
Tuy nhiên, thận trọng hơn, ông Tuyến dự báo, nếu như kịch bản năm 2012 được lặp lại, có nghĩa từ tháng 7-2013 tiêu dùng xã hội không có những động lực mới thúc đẩy tăng cao hơn những tháng đầu năm trong khi tăng trưởng kinh tế sẽ lớn hơn, thì chắc chắn là giá trị hàng tồn kho cũng sẽ tăng theo.
"Điều đó sẽ lại trở thành một lực cản lớn đối với thực hiện mục tiêu tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm", ông Tuyến khuyến cáo.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng chia sẻ lo lắng khi tình hình thu ngân sách gặp nhiều khó khăn do tăng trưởng kinh tế thấp và việc triển khai nhiều giải pháp tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN cũng gây áp lực cho chi ngân sách. Tổng thu ngân sách đến 15-6 ước đạt 39,8% dự toán năm, trong khi tổng chi ngân sách ước đạt 41,8% dự toán.
Hài hòa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Giải pháp gói kích cầu nền kinh tế được cho là không khả thi vào thời điểm này. Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế quốc dân, để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trưởng cần phải áp dụng hàng loạt các giải pháp nhất định, trong đó có giải pháp tăng cường các gói kích cầu nền kinh tế và nới lỏng tín dụng. Theo ông, một chương trình kích cầu tổng hợp và dài hạn là cần thiết để tạo đà tăng trưởng cao trong chu kỳ vận động mới khi tình trạng suy giảm tăng trưởng chấm dứt.
Cũng theo TS. Nguyễn Thường Lạng, các chính sách xã hội như điều chỉnh tiền lương tối thiểu, phụ cấp an sinh xã hội... nếu nhanh chóng áp dụng sẽ giúp tăng sức mua và kích cầu tiêu dùng.
Không đồng tình với giải pháp kích cầu đó là ý kiến của TS. Ngô Trí Long và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương Võ Trí Thành. Ông Thành cho rằng, giải pháp đó "bất khả thi" trong hoàn cảnh hiện nay, còn ông Long lại cảnh báo cẩn trọng với kích cầu bởi kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 sẽ ở khoảng 6,5%- 7% và mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức dưới 8% đề ra của Quốc hội là thực hiện được.
Mặc dù vậy, khác với 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định thì xu hướng sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Theo kiến nghị của TS. Ngô Trí Long, để kiểm soát lạm phát nên theo đuổi các chính sách thuần túy thị trường hơn là nghĩ về biện pháp hành chính hay mở rộng hoặc kích thích nền kinh tế.
"Để nền kinh tế trong thời gian tới phục hồi, khởi sắc, chúng ta cần thực thi hài hòa giữa chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng. Thời gian tới phải tính toán cái giá phải trả cho việc thắt chặt chính sách để quyết định nên duy trì chính sách thắt chặt hay nới lỏng", ông Long cho hay.
Bởi theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có sự thay đổi về chính sách tài khóa, tiền tệ thì nguy cơ tăng trưởng kinh tế cả năm dự báo cố gắng chỉ đạt 5,03%, thấp hơn mục tiêu 5,5% đặt ra.
Dự báo, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu, phân bón có thể tăng giá. Về giá dịch vụ y tế, Hà Nội đã quyết định tăng từ ngày 1-7-2013, chỉ còn TP.HCM đã quyết định hoãn tăng vào thời điểm này. Theo tính toán của Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) Đỗ Thị Ngọc, nếu 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM tăng giá dịch vụ y tế vào thời điểm này sẽ góp mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng vào khoảng 0,7%. Tuy nhiên, quyết định hoãn tăng giá của TP.HCM sẽ giảm áp lực tăng của chỉ số giá tiêu dùng.
Minh Anh